Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTGK II - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 10 (KNTT)

Đề cương ôn tập KTGK II-năm học 2023-2024, môn tin học 10 - kntt
 Đây là đề cương ôn tập kiểm tra giữa kỳ II - Năm học: 2023-2024, môn tin học 10 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng). Phần trắc nghiệm các em nháy vào Bắt đầu làm bài để làm bài Online và xem lại đáp án để tự ôn tập, phần thực hành các em tham khảo các bài giải, chỗ nào chưa hiểu thì hỏi thầy nhé. Chúc các em ôn tập tốt!

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

(60 câu, nội dung trong các bài 21, 22, 23, 24, 25.)

Bài 21-Cấu trúc lặp while

Câu 1: Chương trình trong hình thực hiện cấu trúc lập trình gì?
 A. Cấu trúc tuần tự
 B. Cấu trúc lặp for
 C. Cấu trúc rẽ nhánh
 D. Cấu trúc lặp while
Câu 2: Chương trình trong hình thực hiện cấu trúc lập trình gì?
 A. Cấu trúc rẽ nhánh
 B. Cấu trúc lặp for
 C. Cấu trúc tuần tự
 D. Cấu trúc lặp while
Câu 3: Chương trình trong hình thực hiện cấu trúc lặp gì?
 A. Cấu trúc lặp for
 B. Cấu trúc rẽ nhánh
 C. Cấu trúc tuần tự
 D. Cấu trúc lặp while
Câu 4: Có những cấu trúc lặp trình cơ bản?
 A. Cấu trúc tuần tự, cấu trúc lặp, cấu trúc rẽ nhánh
 B. Cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp while, cấu trúc lặp for
 C. Cấu trúc if, cấu trúc if-else
 D. Cấu trúc lặp while, cấu trúc lặp for
Câu 5: Chọn cấu trúc lặp while đúng:
 A.
 B.
 C.
 D.
Câu 6: Vòng lặp while dùng để lặp các câu lệnh, dùng trong trường hợp nào?
 A. Số lần lặp không biết trước
 B. Số lần lặp biết trước
 C. Số lần lặp nhỏ hơn 10
 D. Số lần lặp lớn hơn 10
Câu 7: Câu lệnh lặp trong while thực hiện khi nào và dừng khi nào?
 A. Các lệnh sau while được thực hiện khi điều kiện còn đúng và dừng khi điều kiện sai.
 B. Các lệnh sau while được thực hiện khi điều kiện sai và dừng khi điều kiện đúng.
 C. Các lệnh sau while được thực hiện khi điều kiện cho giá trị False và dừng khi điều kiện cho giá trị True.
 D. Các lệnh sau while được thực hiện khi điều kiện cho giá trị sai và dừng khi tìm được đáp án.
Câu 8: Trong ngôn ngữ lập trình Python, cho chương trình sau:
Đâu là điều kiện trong câu lệnh lặp while?
 A. y < x
 B. x= x-2
 C. x=8
 D. y=2
Câu 9: Trong ngôn ngữ lập trình Python, cho chương trình sau:
Đâu là câu lệnh được lặp lại?
 A.
 B.
 C.
 D.
Câu 10: Trong ngôn ngữ lập trình Python, cho chương trình sau:
Khi y= 2, x= 8 thì điều kiện y < x cho giá trị logic nào?
 A. True
 B. False
 C. Đ
 D. S
Câu 11: Trong ngôn ngữ lập trình Python, cho chương trình sau:
Khi x, y = 3, 9 thì điều kiện y > x cho giá trị logic nào?
 A. True
 B. False
 C. Đ
 D. S
Câu 12: Điều kiện sau while cho giá trị thuộc kiểu gì?
 A. Kiểu lôgic
 B. Kiểu số nguyên
 C. Kiểu số thực
 D. Kiểu kí tự
Câu 13: Cho biết kết quả của đoạn chương trình dưới đây:
 A. Chương trình bị lặp vô tận
 B. Trên màn hình xuất hiện 10 chữ a
 C. Trên màn hình xuất hiện một số 10
 D. Trên màn hình xuất hiện một số 11
Câu 14: Cho đoạn chương trình python sau:
Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu?
 A. 9.
 B. 10.
 C. 11.
 D. 12.

Bài 22-Kiểu dữ liệu danh sách

Câu 15: Chọn phát biểu kiểu danh sách (list)
 A. Kiểu list trong Python là một dạng dữ liệu cho phép lưu trữ nhiều kiểu dữ liệu khác nhau trong nó (kiểu số nguyên, kiểu số thực, kiểu chuỗi,…).
 B. Kiểu list trong Python là một dạng dữ liệu cho phép lưu trữ 1 kiểu dữ liệu trong nó.
 C. Kiểu list trong Python là một dạng dữ liệu không cho phép lưu trữ kiểu số thực.
 D. Kiểu list trong Python là một dạng dữ liệu không cho phép lưu trữ kiểu ký tự.
Câu 16: Cú pháp để khởi tạo danh sách là:
 A. tên_danh_sách = [ các giá trị ]
 B. tên_danh_sách = = ( các giá trị )
 C. tên_danh_sách : [ các giá trị ]
 D. (các giá trị) = tên_danh_sách
Câu 17: Phần tử đầu tiên trong kiểu dữ liệu danh sách (list) có chỉ số là?
 A. 0
 B. 1
 C.2
 D.3
Câu 18: Cho danh sách A, hàm len(A) cho giá trị:
 A. Số lượng phần tử trong danh sách A
 B. Phần tử đầu tiên trong danh sách A
 C. Xóa các phần tử của danh sách A
 D. Phần tử cuối cùng trong danh sách A
Câu 19: Để tạo một danh sách rỗng, cách viết nào sau đây là đúng:
 A. a = [ ]
 B. a = [rỗng ]
 C. a = [ “ ” ]
 D. a = [ 0 ]
Câu 20: Cho dãy lệnh:
B = [1.5, 2, “Python”, “List”, 0]
print(B[0])
Thì kết quả in ra màn hình là:
 A. 1.5
 B. 2
 C. Python
 D. List
Câu 21: Cho dãy lệnh:
A = [1.5, 2, “Python”, “List”, 0]
print(A[3])
Thì kết quả in ra màn hình là:
 A. “List”
 B. 2
 C. Python
 D. 1.5
Câu 22: Đoạn chương trình đã cho thực hiện công việc in danh sách như thế nào?
 A. In danh sách a theo hàng ngang, mỗi phần tử cách nhau một dấu cách.
 B. In danh sách A theo hàng dọc.
 C. In danh sách a theo hàng dọc, mỗi phần tử nằm trên một hàng.
 D. In danh sách A theo hàng ngang.
Câu 23: Cho dãy lệnh:
Thì kết quả in ra màn hình là
 A. Các phần tử của danh sách B trên cùng một dòng, mỗi phần tử cách nhau một dấu cách.
 B. Các phần tử của danh sách B trên cùng một dòng.
 C. Các phần tử của danh sách B, mỗi phần tử trên một dòng.
 D. Các phần tử của danh sách B, mỗi phần tử trên một dòng và được đặt trong dấu nháy kép.
Câu 24: Đoạn chương trình sau cho kết quả là:
 A. [2, 3, 4, 5, 10]
 B. [2, 3, 4, 10, 5]
 C. [10, 2, 3, 4, 5]
 D. [2, 3, 4, 10]
Câu 25: Cho dãy lệnh:
Kết quả in ra màn hình là:
 A. 0 2 4
 B. 024
 C. 1 3 5
 D. 135

Bài 23-Một số lệnh làm việc với kiểu dữ liệu danh sách

Câu 26: Để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách hay không, ta dùng cú pháp nào sau đây?
 A. in
 B. in
 C. on
 D. insert
Câu 27: Cho đáp án của đoạn chương trình có dùng toán tử in sau:
 A. True
 B. False
 C. 2
 D. “2 in a”
Câu 28: Cho đáp án của đoạn chương trình có dùng toán tử in sau:
 A. False
 B. True
 C. 15
 D. “15 in a”
Câu 29: Cho chương trình có dùng toán tử in bên dưới, hãy cho biết đoạn chương trình thực hiện công việc gì?:
 A. In danh sách a theo hàng ngang, mỗi phần tử cách nhau một dấu cách.
 B. In danh sách A theo hàng dọc.
 C. In danh sách a theo hàng dọc, mỗi phần tử nằm trên một hàng.
 D. In danh sách A theo hàng ngang.
Câu 30: Để xoá một phần tử trong danh sách ta dùng hàm nào trong các hàm dưới đây?
 A. del
 B. delete
 C. len
 D. insert
Câu 31: Đáp án của đoạn chương trình có dùng hàm clear bên dưới là gì?
 A. [ ]
 B. [20, 2, 35, 44, 8]
 C. [20, 2, 35, 44]
 D. [2, 35, 44, 8]
Câu 32: Đáp án của đoạn chương trình có dùng hàm remove bên dưới là gì?
 A. [2, 5, 6]
 B. [2, 5]
 C. [2, 6, 5]
 D. [ ]
Câu 33: Sau khi thực hiện các câu lệnh sau thì n có giá trị là bao nhiêu?
 A. 4
 B. 1
 C. 5
 D. 7
Câu 34: Sau khi thực hiện các câu lệnh sau thì n có giá trị là bao nhiêu?
 A. 4
 B. [9, ‘xin chào’, 5, ‘hello’]
 C. 0
 D. 5
Câu 35: Sau khi thực hiện các câu lệnh sau thì danh sách a còn lại những phần tử nào?
 A. [5]
 B. [9, 5]
 C. [‘xin chào’, 5]
 D. [9, ‘xin chào’]
Câu 36: Cho biết đáp án của đoạn chương trình sau nếu thay max(x) thành min(x):
 A. 5
 B. 90
 C. 126
 D. -1
Câu 37: Kết quả của đoạn chương trình sau là gì?
 A. [1, 0, 'One', 9, 15, True, False]
 B. [1, 0, 'One', 9, ‘Two’, True, False]
 C. [0, 'One', 9, 15, 'Two', True, False]
 D. [1, 0, 'One', 9, 15, 'Two', True]
Câu 38: Kết quả của đoạn chương trình sau là gì?
 A. 45
 B. “tong”
 C. “tong + i”
 D. tong = 0
Câu 39: Kết quả của đoạn chương trình sau là gì?
 A. 12 10
 B. x = [12, 10]
 C. 5 9 9
 D. x = [5, 9, 9]

Bài 24-Xâu kí tự

Câu 40: Chọn phát biểu đúng về xâu ký tự trong Python?
 A. Xâu có thể được coi là danh sách các kí tự nhưng không thay đổi từng kí tự của xâu.
 B. Truy cập từng kí tự của xâu qua chỉ số, chỉ số từ 1 đến độ dài len().
 C. Truy cập từng kí tự của xâu qua chỉ số, chỉ số từ 0 đến độ dài len().
 D. Độ dài của xâu không bằng với số lượng kí tự có trong xâu.
Câu 41: Các phần tử trong danh sách được đánh dấu bắt đầu từ mấy theo chiều từ trái sang phải?
 A. 0
 B. 1
 C. -1
 D. 2
Câu 42: Trong Python, câu lệnh nào dùng để tính độ dài của xâu s?
 A. len(s)
 B. length(s)
 C. s.len()
 D. s. length()
Câu 43: Có 2 chương trình A và B. Chương trình nào duyệt và in ra các kí tự của xâu s theo chiều nằm ngang?
 A. Cả hai chương trình A, B
 B. Chỉ có chương trình A
 C. Chỉ có chương trình B
 D. Cả hai đều không in ra được
Câu 44: Xâu “THPT Quốc Thái” có độ dài bằng bao nhiêu?
 A. 14
 B. 15
 C. 13
 D. 12
Câu 45: Xâu “Xã Quốc Thái” có độ dài bằng bao nhiêu?
 A. 12
 B. 15
 C. 13
 D. 14
Câu 46: Chọn phát biểu đúng về đoạn chương trình đã cho?
 A. s[0] = ‘T’ , s[3] = ‘i’
 B. s[1] = ‘T’ , s[3] = ‘ờ’
 C. s[0] = ‘Thời’ , s[2] = ‘biểu’
 D. s[1] = ‘Thời’ , s[3] = ‘biểu’
Câu 47: Có bao nhiêu xâu kí tự hợp lệ?
 A. 4
 B. 5
 C. 6
 D. 3
Câu 48: Đoạn chương trình sau dùng để làm gì?
 A. In ra các ký tự số chẵn trong xâu s
 B. In ra các ký tự số lẻ trong xâu s
 C. Tính tổng các số lẻ trong xâu s
 D. Tính tổng các số chẵn trong xâu s
Câu 49: Đoạn chương trình sau dùng để làm gì?
 A. In ra các ký tự số lẻ trong xâu s
 B. In ra các ký tự số chẵn trong xâu s
 C. Tính tổng các số lẻ trong xâu s
 D. Tính tổng các số chẵn trong xâu s

Bài 25-Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Câu 50: Khi làm việc với xâu kí tự thì lệnh split() dùng để làm gì?
 A. Tách một xâu thành các từ và đưa vào danh sách
 B. Tách các số
 C. Tách các chỉ số
 D. Nối dánh sách các xâu thành một xâu
Câu 51: Khi làm việc với xâu kí tự thì lệnh join() dùng để làm gì?
 A. Nối dánh sách các xâu thành một xâu
 B. Tách các số
 C. Tách các chỉ số
 D. Tách một xâu thành các từ và đưa vào danh sách
Câu 52: Biểu thức logic sau đây cho giá trị gì?
 A. True
 B. False
 C. Yes
 D. No
Câu 53: Biểu thức logic sau đây cho giá trị gì?
 A. False
 B. True
 C. Yes
 D. No
Câu 54: Cho s1= “abc” , s2= “ababcabca” . Các biểu thức logic sau cho kết quả True?
 A. s1 in s2
 B. s2 in s1
 C. ‘abcabc’ in s1
 D. ‘ABC’ in s2
Câu 55: Cho s1= “abc” , s2= “ababcabca” . Các biểu thức logic sau cho kết quả False?
 A. s2 in s1
 B. s1 in s2
 C. ‘abcabc’ in s2
 D. ‘abc’ in s1
Câu 56: Câu lệnh sau cho vị trí tìm được là bao nhiêu?
 A. 4
 B. 2
 C. 5
 D. -1
Câu 57: Câu lệnh sau cho vị trí tìm được là bao nhiêu?
 A. Báo lỗi
 B. 4
 C. 5
 D. -1
Câu 58: Câu lệnh s.find(y) cho vị trí tìm được là bao nhiêu?
 A. -1
 B. 4
 C. Báo lỗi
 D. -1
Câu 59: Cho xâu s = “THPT-Quốc-Thái” để tách xâu s thành danh sách
y = [“THPT”, “Quốc”, “Thái”] thì ta phải dùng lệnh nào dưới đây?
 A. y= s.split(“–“)
 B. s.split( )
 C. s.split(“-“)
 D. y.split(s)
Câu 60: Cho danh sách A, để có được xâu kí tự “Tiên học lễ hậu học văn” ta viết lệnh join nào là đúng?
 A. “ “.join(A)
 B. “, “.join(A)
 C. A.join(“ “)
 D. A.join(, )

B. PHẦN THỰC HÀNH: Lập trình Python

Bài 1: Cho x gồm các phần tử 5, -7, 8, -25, 9. Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
 1.Khởi tạo danh sách x.
 2.In ra màn hình danh sách x.
 3.Tính giá trị trung bình của x. (kết quả làm tròn 1 chữ số thập phân)

Chương trình có thể như sau:

Bài 2: Cho a gồm các phần tử 4, 17, 6, -5, 19, -12. Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
 1.Khởi tạo danh sách a.
 2.In ra màn hình phần tử cuối cùng của a.
 3.Tính tổng các số chẵn có trong a.

Chương trình có thể như sau:

Bài 3: Cho B gồm các phần tử 22, 7, 34, -11, -19, 60. Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
 1.Khởi tạo danh sách B.
 2.In ra màn hình phần tử đầu tiên.
 3.Đếm các số chẵn có trong B.

Chương trình có thể như sau:

Bài 4: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím xâu s1 và xâu s2. Kiểm tra và cho biết xâu s1 có phải là xâu con của xâu s2 hay không?

Chương trình có thể như sau:

Bài 5: Viết chương trình nhập vào họ tên của một học sinh. Sau đó in ra màn hình dưới dạng: “Chào bạn

Chương trình có thể như sau:

Bài 6: Viết chương trình nhập vào một xâu kí tự. Cho biết xâu vừa nhập có bao nhiêu từ?

Chương trình có thể như sau:

Bài 7: Viết chương trình nhập nhiều số (số nguyên hoặc số thực) từ bàn phím, các số cách nhau bởi dấu cách. Sau đó in ra màn hình tổng các số đã nhập.

Chương trình có thể như sau:

Bài 8: Viết chương trình nhập vào họ tên đầy đủ của người dùng, sau đó in thông báo tên và họ đệm của người đó.

Chương trình có thể như sau:

Bài 9: Viết chương trình kiểm tra xâu S có chứa chữ số không. Thông báo “S có chứa chữ số” hoặc “S không chứa chữ số nào”.

Chương trình có thể như sau:

Bài 10: Cho xâu kí tự “Hồng,phượng,giấy,cúc,đào,mai,lan”. Em hãy viết chương trình chuyển đổi xâu kí tự đã cho thành “Hồng, phượng, giấy, cúc, đào, mai, lan”.

Chương trình có thể như sau:


 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

ĐỀ KTTX 1, HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 11, MÃ ĐỀ: 111 (KNTT - ICT)

Đề KTTX 1, học kỳ 2 - năm học 2023-2024, môn tin học 11, mã đề 111 - kntt
 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 1, học kỳ II - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 111 (KNTT - ICT). Nội dung đề kiểm tra trong các bài 1, 2, 3, 4, 5. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!

Câu 1. Hệ điều hành của các loại máy tính nói chung có mấy nhóm chức năng?
 A. 2 nhóm
 B. 3 nhóm
 C. 4 nhóm
 D. 5 nhóm
Câu 2. Chọn câu trả lời đúng nhất. Một số thành phần cơ bản của giao diện đồ hoạ bao gồm:
 A. Cửa sổ, biểu tượng, bàn phím
 B. Biểu tượng, chuột, bàn phím
 C. Chuột, cửa sổ, bàn phím
 D. Cửa sổ, biểu tượng, chuột
Câu 3. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
 A. Hệ điều hành Windows và hệ điều hành Linux đều là hệ điều hành nguồn mở.
 B. Hệ điều hành Windows là hệ điều hành nguồn mở, hệ điều hành Linux là hệ điều hành thương mại.
 C. Hệ điều hành Windows là hệ điều hành nguồn mở.
 D. Hệ điều hành Windows là hệ điều hành thương mại, hệ điều hành Linux là hệ điều hành nguồn mở.
Câu 4. Một số khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động so với hệ điều hành cho máy tính cá nhân là:
 A. Giao diện đặc biệt thân thiện nhờ nhận dạng hành vi của người dùng thông qua các cảm biến, khó kết nối mạng di động, nhiều tiện ích hỗ trợ cá nhân.
 B. Giao diện đặc biệt thân thiện nhờ nhận dạng hành vi của người dùng thông qua các cảm biến, dễ dàng kết nối mạng di động, không có tiện ích hỗ trợ cá nhân.
 C. Giao diện đặc biệt thân thiện nhờ nhận dạng hành vi của người dùng thông qua các cảm biến, dễ dàng kết nối mạng di động, nhiều tiện ích hỗ trợ cá nhân.
 D. Giao diện không thân thiện với người dùng, khó kết nối mạng di động, không có tiện ích hỗ trợ cá nhân.
Câu 5. Quan sát hình bên dưới và chọn câu trả lời đúng nhất.
 A. Hình trên là biểu tượng của các đối tượng.
 B. Hình trên là thanh công việc (Taskbar).
 C. Hình trên là thanh trạng thái (Status bar).
 D. Hình trên là cửa sổ ứng dụng.
Câu 6. Quan sát màn hình nền của Ubuntu bên dưới và chọn câu trả lời đúng nhất.
 A. (1) là danh mục ứng dụng, (2) là cửa sổ ứng dụng.
 B. (1) là cửa sổ ứng dụng, (2) là danh mục ứng dụng.
 C. (1) và (2) là danh mục ứng dụng.
 D. (1) và (2) là cửa sổ ứng dụng.
Câu 7. Trong cửa sổ bên dưới, để đổi tên một thư mục ta thực hiện như sau:
 A. Nháy chuột trái vào tên thư mục, chọn Rename.
 B. Nháy chuột phải vào tên thư mục, chọn Delete.
 C. Nháy chuột phải vào tên thư mục, chọn Rename.
 D. Nháy chuột phải vào tên thư mục, chọn Copy.
Câu 8. Quan sát hình bên dưới và chọn câu trả lời đúng nhất.
 A. (1) là cung (sector), (2) là đường ghi (track), (3) là liên cung (cluster).
 B. (1) là cung (sector), (2) là liên cung (cluster), (3) là đường ghi (track).
 C. (1) là liên cung (cluster), (2) là cung (sector), (3) là đường ghi (track).
 D. (1) là liên cung (cluster), (2) là đường ghi (track), (3) là cung (sector).
Câu 9. Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng, gồm có bao nhiêu loại phần mềm?
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 10. Có nhiều loại giấy phép phần mềm nguồn mở, trong đó giấy phép công cộng GNU GPL (GNU General Public License) được áp dụng rộng rãi nhất. Vậy giấy phép GNU GPL 3.0 được phát hành vào năm nào?
 A. Năm 2006
 B. Năm 2007
 C. Năm 2008
 D. Năm 2009
Câu 11. Phần mềm thương mại có bao nhiêu loại?
 A. 2 loại
 B. 3 loại
 C. 4 loại
 D. 5 loại
Câu 12. Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng, gồm có các loại phần mềm nào sau đây?
 A. Phần mềm thương mại, phần mềm tự do, phần mềm Microsoft Word.
 B. Phần mềm Inskcape, phần mềm tự do, phần mềm nguồn mở.
 C. Phần mềm Inskcape, phần mềm photoshop, phần mềm corel.
 D. Phần mềm thương mại, phần mềm tự do, phần mềm nguồn mở.
Câu 13. Bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit - CPU) được cấu tạo từ mấy bộ phận chính?
 A. 1
 B. 2
 C. 3
 D. 4
Câu 14. Thiết bị nào sau đây là bộ nhớ ngoài?
 A. ROM.
 B. Thẻ nhớ.
 C. RAM.
 D. CPU.
Câu 15. Bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit - CPU) được cấu tạo từ các bộ phận chính nào sau đây?
 A. Bộ số học và lôgic; Thanh ghi.
 B. Bộ điều khiển; Thanh ghi.
 C. Thanh ghi; Bộ nhớ đệm.
 D. Bộ số học và lôgic; Bộ điều khiển.
Câu 16. Hệ nhị phân dùng bao nhiêu chữ số, đó là chữ số nào?
 A. Hệ nhị phân dùng một chữ số, đó là chữ số 2.
 B. Hệ nhị phân dùng hai chữ số, đó là chữ số 0, 1.
 C. Hệ nhị phân dùng hai chữ số, đó là chữ số 0, 2.
 D. Hệ nhị phân dùng hai chữ số, đó là chữ số 1, 2.
Câu 17. Kích thước của màn hình được đo như thế nào và tính theo đơn vị nào là đúng?
 A. Kích thước màn hình được đo bằng độ dài đường chéo màn hình, tính theo inch.
 B. Kích thước màn hình được đo bằng độ dài chiều ngang của màn hình, tính theo inch.
 C. Kích thước màn hình được đo bằng độ dài chiều dọc của màn hình, tính theo inch.
 D. Kích thước màn hình được đo bằng độ dài đường chéo màn hình, tính theo cm.
Câu 18. Chọn câu trả lời đúng nhất. Các thiết bị nào sau đây là thiết bị ra?
 A. Màn hình, máy in, máy chiếu.
 B. Màn hình, máy in, bàn phím.
 C. Màn hình, máy in, chuột.
 D. Bàn phím, chuột, máy quét.
Câu 19. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
 A. Bàn phím là thiết bị thông dụng nhất để nhập dữ liệu.
 B. Máy in là thiết bị vào thông dụng nhất.
 C. Chuột là thiết bị ra rất phổ biến vì dễ điều khiển chính xác.
 D. Màn hình là thiết bị vào phổ biến nhất.
Câu 20. Dùng phương thức kết nối chung nào để kết nối máy tính với thiết bị số?
 A. Dùng cổng USB để kết nối máy tính với các thiết bị số.
 B. Dùng cổng HDMI để kết nối máy tính với các thiết bị số.
 C. Không có một phương thức kết nối chung nào cho các thiết bị số với máy tính.
 D. Dùng cổng VGA để kết nối máy tính với các thiết bị số.

 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

ĐỀ KTTX 1, HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 11, MÃ ĐỀ: 112 (KNTT - ICT)

Đề KTTX 1, học kỳ 2 - năm học 2023-2024, môn tin học 11, mã đề 112 - kntt
 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 1, học kỳ II - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 11, Mã đề: 112 (KNTT - ICT). Nội dung đề kiểm tra trong các bài 1, 2, 3, 4, 5. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. Hệ điều hành Windows có giao diện dòng lệnh
 B. Hệ điều hành MS-DOS có giao diện đồ hoạ
 C. Hệ điều hành Windows có giao diện đồ hoạ
 D. Hệ điều hành MS-DOS có giao diện dòng lệnh và giao diện đồ hoạ
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng về lịch sử phát triển của hệ điều hành Windows?
 A. Các phiên bản Windows 7 (2008), Windows 8 (2012), Windows 10 (2015), Windows 11 (2021)
 B. Các phiên bản Windows 7 (2009), Windows 8 (2012), Windows 10 (2015), Windows 11 (2021)
 C. Các phiên bản Windows 7 (2009), Windows 8 (2013), Windows 10 (2015), Windows 11 (2021)
 D. Các phiên bản Windows 7 (2009), Windows 8 (2012), Windows 10 (2015), Windows 11 (2022)
Câu 3. Hai hệ điều hành phổ biến cho thiết bị di động là:
 A. iOS và Android
 B. Windows và iOS
 C. Linux và Android
 D. Windows và Linux
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. Phần mềm là thiết bị xử lí thông tin, hệ điều hành là môi trường trung gian giúp phần mềm ứng dụng khai thác phần cứng.
 B. Phần cứng là thiết bị xử lí thông tin, hệ điều hành là môi trường trung gian giúp phần cứng khai thác phần mềm ứng dụng.
 C. Phần mềm là thiết bị xử lí thông tin, hệ điều hành là môi trường trung gian giúp phần cứng khai thác phần mềm ứng dụng.
 D. Phần cứng là thiết bị xử lí thông tin, hệ điều hành là môi trường trung gian giúp phần mềm ứng dụng khai thác phần cứng.
Câu 5. Quan sát hình bên dưới và chọn câu trả lời đúng nhất.
 A. (4) là cửa sổ ứng dụng, (1) là thanh cộng việc (Taskbar).
 B. (4) là cửa sổ ứng dụng, (3) là thanh cộng việc (Taskbar).
 C. (4) là cửa sổ ứng dụng, (2) là thanh cộng việc (Taskbar).
 D. (1) là cửa sổ ứng dụng, (2) là thanh cộng việc (Taskbar).
Câu 6. Quan sát hình bên dưới và chọn câu trả lời đúng nhất.
 A. (1) là vùng lệnh, (2) là các thư mục thường dùng, (3) là các tệp và thư mục con trong thư mục đang làm việc.
 B. (1) là vùng lệnh, (2) là các tệp và thư mục con trong thư mục đang làm việc, (3) là các thư mục thường dùng.
 C. (1) là các thư mục thường dùng, (2) là vùng lệnh, (3) là các tệp và thư mục con trong thư mục đang làm việc.
 D. (1) là các thư mục thường dùng, (2) là các tệp và thư mục con trong thư mục đang làm việc, (3) là vùng lệnh.
Câu 7. Phần mềm nào sau đây là phần mềm tiện ích?
 A. Unikey.
 B. Inkscape.
 C. Python.
 D. Word.
Câu 8. Các bước để sửa lỗi đĩa và hợp mảnh nào sau đây là đúng?
 A.
  -Bước 1. Sử dụng File Explorer và tìm danh sách các ổ đĩa. Nháy nút phải chuột vào ổ đĩa muốn xử lí rồi chọn Properties.
  -Bước 2. Chọn Check để kiểm tra và khắc phục lỗi đĩa; Chọn Optimize để tối ưu hoá, hợp mảnh.
  -Bước 3. Trong cửa sổ Properties của đĩa cứng, chọn Tools.
 B.
  -Bước 1. Trong cửa sổ Properties của đĩa cứng, chọn Tools.
  -Bước 2. Sử dụng File Explorer và tìm danh sách các ổ đĩa. Nháy nút phải chuột vào ổ đĩa muốn xử lí rồi chọn Properties.
  -Bước 3. Chọn Check để kiểm tra và khắc phục lỗi đĩa; Chọn Optimize để tối ưu hoá, hợp mảnh.
 C.
  -Bước 1. Trong cửa sổ Properties của đĩa cứng, chọn Tools.
  -Bước 2. Chọn Check để kiểm tra và khắc phục lỗi đĩa; Chọn Optimize để tối ưu hoá, hợp mảnh.
  -Bước 3. Sử dụng File Explorer và tìm danh sách các ổ đĩa. Nháy nút phải chuột vào ổ đĩa muốn xử lí rồi chọn Properties.
 D.
  -Bước 1. Sử dụng File Explorer và tìm danh sách các ổ đĩa. Nháy nút phải chuột vào ổ đĩa muốn xử lí rồi chọn Properties.
  -Bước 2. Trong cửa sổ Properties của đĩa cứng, chọn Tools.
  -Bước 3. Chọn Check để kiểm tra và khắc phục lỗi đĩa; Chọn Optimize để tối ưu hoá, hợp mảnh.
Câu 9. Phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở nào sau đây có cùng chức năng?
 A. Word và Writer.
 B. Word và Calc.
 C. Excel và Writer.
 D. Word và Excel.
Câu 10. Chọn câu trả lời đúng nhất. Phần mềm thương mại gồm các phần mềm nào sau đây?
 A. Word, Excel và Powerpoint.
 B. Writer, Calc và Impress.
 C. Word, Excel và Writer.
 D. Writer, Calc và Word.
Câu 11. Chọn câu trả lời đúng nhất. Phần mềm nguồn mở gồm các phần mềm nào sau đây?
 A. Word, Excel và Powerpoint.
 B. Word, Excel và Writer.
 C. Writer, Calc và Impress.
 D. Writer, Calc và Word.
Câu 12. Phần mềm nào sau đây là phần mềm chạy trên Internet?
 A. Mirosoft Word.
 B. Google Docs.
 C. Writer.
 D. Inkscape.
Câu 13. Tuỳ theo cách sử dụng, bộ nhớ trong (memory) chia thành hai loại là:
 A. ROM và RAM.
 B. ROM và thẻ nhớ.
 C. RAM và thẻ nhớ.
 D. Thẻ nhớ và CPU.
Câu 14. Quan sát hình 4.4 bên dưới và hãy cho biết khi nào thì bóng đèn sáng?
 A. Khi K1 và K2 cùng mở.
 B. Khi K1 đóng, K2 mở.
 C. Khi K1 và K2 cùng đóng.
 D. Khi K1 mở, K2 đóng.
Câu 15. Quan sát hình 4.5 bên dưới và hãy cho biết khi nào thì bóng đèn tắt (tối)?
 A. Khi K1 và K2 cùng mở.
 B. Khi K1 và K2 cùng đóng.
 C. Khi K1 mở, K2 đóng.
 D. Khi K1 đóng, K2 mở.
Câu 16. Phép toán 110 + 111 cho kết quả nào sau đây?
 A. 1101
 B. 1111
 C. 1110
 D. 1011
Câu 17. Quan sát hình bên dưới và cho biết tên của các loại máy in?
 A. a) Máy in kim, b) Máy in laser, c) Máy in nhiệt, d) Máy in phun.
 B. a) Máy in laser, b) Máy in kim, c) Máy in phun, d) Máy in nhiệt.
 C. a) Máy in kim, b) Máy in laser, c) Máy in phun, d) Máy in nhiệt.
 D. a) Máy in kim, b) Máy in phun, c) Máy in laser, d) Máy in nhiệt.
Câu 18. Quan sát hình bên dưới và cho biết tên của các cổng kết nối?
 A. A là cổng VGA, B là cổng USB, C là cổng HDMI.
 B. A là cổng HDMI, B là cổng VGA, C là cổng USB.
 C. A là cổng USB, B là cổng HDMI, C là cổng VGA.
 D. A là cổng VGA, B là cổng HDMI, C là cổng USB.
Câu 19. Quan sát hình bên dưới và cho biết đây là cổng gì?
 A. Cổng mạng.
 B. Cổng USB.
 C. Cổng HDMI.
 D. Cổng VGA.
Câu 20. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
 A. Máy ảnh số có thể hỗ trợ một số cách kết nối khác nhau với máy tính qua cáp USB, wifi hoặc bluetooth.
 B. Máy ảnh số không thể kết nối với máy tính.
 C. Máy ảnh số chỉ có thể kết nối với máy tính qua cáp USB.
 D. Máy ảnh số chỉ có thể kết nối với máy tính qua bluetooth.

 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

ĐỀ KTTX 1, HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2023-2024, MÔN TIN HỌC 10, MÃ ĐỀ 102 (KNTT)

Đề KTTX 1, học kỳ 2-năm học 2023-2024, môn tin học 10 - kntt
 Đây là đề kiểm tra thường xuyên 1, học kỳ II - Năm học: 2023-2024, Môn: Tin học 10, Mã đề: 102 (Sách kết nối tri thức). Nội dung đề kiểm tra nằm trong các bài 20, 21, 22, 23. Các em xem đề rồi nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài thật tốt!

Câu 1: Cú pháp của lệnh lặp với số lần biết trước for trong Python được viết như thế nào là đúng?
 A.
 B.
 C.
 D.
Câu 2: Đếm các số nguyên nhỏ hơn n (n = 20) và là bội của 3.
Đoạn chương trình trên cho kết quả là bao nhiêu?
 A. 4
 B. 3
 C. 5
 D. 6
Câu 3: Đoạn chương trình sau cho kết quả là dãy số nào?
 A. 3 4 5 6 7 8 9
 B. 4 5 6 7 8 9 10
 C. 3 4 5 6 7 8 9 10
 D. 4 5 6 7 8 9
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. Lệnh tạo vùng giá trị có cú pháp range(start,stop) trả lại vùng giá trị gồm các số nguyên liên tiếp từ start đến stop – 1.
 B. Lệnh tạo vùng giá trị có cú pháp range(start,stop) trả lại vùng giá trị gồm các số nguyên liên tiếp từ start đến stop.
 C. Lệnh tạo vùng giá trị có cú pháp range(start,stop) trả lại vùng giá trị gồm các số nguyên liên tiếp từ start đến stop + 1.
 D. Lệnh tạo vùng giá trị có cú pháp range(start,stop) trả lại vùng giá trị gồm các số nguyên liên tiếp từ start + 1 đến stop.
Câu 5: Xét đoạn chương trình sau:
Khi chạy chương trình, nếu nhập n=3 thì kết quả hiển thị là:
 A. Tích các số từ 1 đến n là: 6
 B. Tích các số từ 1 đến n là: 5
 C. Tích các số từ 1 đến n là: 7
 D. Tích các số từ 1 đến n là: 8
Câu 6: Cú pháp của lệnh while nào sau đây là đúng?
 A.
 B.
 C.
 D.
Câu 7: Đoạn chương trình sau cho kết quả là dãy số nào?
 A. 2 5 8 11 14 17
 B. 2 3 4 5 6 7
 C. 1 2 3 4 5 6
 D. 3 6 9 12 15 18
Câu 8: Đoạn chương trình sau cho kết quả là dãy số nào?
 A. 0 1 2 3 4 5
 B. 1 2 3 4 5
 C. 0 1 2 3 4
 D. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
 A. Lệnh while kiểm tra điều kiện sau khi thực hiện khối lệnh lặp.
 B. Lệnh while kiểm tra điều kiện trước khi thực hiện khối lệnh lặp.
 C. Lệnh while không biết trước số lần lặp.
 D. Muốn thoát ngay khỏi vòng lặp while ta dùng lệnh break.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
 A. while là lệnh lặp với số lần không biết trước. Số lần lặp của lệnh while phụ thuộc vào điều kiện của lệnh.
 B. while là lệnh lặp với số lần biết trước. Số lần lặp của lệnh while phụ thuộc vào điều kiện của lệnh.
 C. while là lệnh lặp với số lần không biết trước. Số lần lặp của lệnh while không phụ thuộc vào điều kiện của lệnh.
 D. while là lệnh lặp với số lần biết trước. Số lần lặp của lệnh while không phụ thuộc vào điều kiện của lệnh.
Câu 11: Để xoá một phần tử trong danh sách ta dùng lệnh:
 A. del
 B. delete
 C. len
 D. insert
Câu 12: Cho danh sách A = [1, 0, “One”, 9, 15, “Two”, True, False]. Hãy cho biết giá trị của phần tử A[2]?
 A. ‘One’
 B. ‘Two’
 C. 0
 D. 9
Câu 13: Đoạn chương trình sau cho kết quả là dãy số nào sau đây?
 A. 1 2 3 4 5
 B. 1 2 3 4
 C. 2 3 4 5
 D. 1 3 5
Câu 14: Lệnh thêm phần tử vào cuối danh sách là:
 A. . append()
 B. : append()
 C. = append()
 D. append()
Câu 15: Đoạn chương trình sau cho kết quả là:
 A. [2, 6, 8, 10, 12]
 B. [12, 2, 6, 8, 10]
 C. [2, 6, 8, 10]
 D. [2, 4, 6, 8, 10, 12]
Câu 16: Lệnh A . append(x) dùng để làm gì?
 A. Bổ sung phần tử x vào cuối danh sách.
 B. Bổ sung phần tử x vào đầu danh sách.
 C. Bổ sung phần tử x vào giữa danh sách.
 D. Xoá phần tử x từ danh sách A.
Câu 17: Lệnh A . insert(k,x) dùng để làm gì?
 A. Chèn phần tử x vào vị trí k của danh sách A
 B. Chèn phần tử k vào vị trí x của danh sách A
 C. Chèn phần tử k và x vào danh sách A
 D. Xoá phần tử k và x của danh sách A
Câu 18: Các dòng lệnh sau đây cho kết quả là gì?
 A. [1]
 B. [0]
 C. [0,1]
 D. [1,0]
Câu 19: Danh sách A trước và sau lệnh insert() là [1,4,10,0] và [1,4,10,5,0]. Lệnh đã dùng là gì?
 A. Lệnh đã dùng là A.insert(3,5)
 B. Lệnh đã dùng là A.insert(2,5)
 C. Lệnh đã dùng là A.insert(4,5)
 D. Lệnh đã dùng là A.insert(5, 3)
Câu 20: Đoạn chương trình sau cho kết quả là gì?
 A. A= [ ]
 B. A= [1, 2, 3, 4, 5 ]
 C. A= [2, 3, 4, 5 ]
 D. A= [1, 2, 3, 4 ]
 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook