Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 11 - CƠ SỞ DỮ LIỆU (KNTT - CS & ICT)

Bài 11. Cơ sở dữ liệu - kntt
 Đây là phần gợi ý trả lời SGK tin học 11 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!
Khởi động (trang 53): Theo em, việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí có phải chỉ là việc chuyển các ghi chép trên giấy thành văn bản trên máy tính không?
Hãy nêu vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng đó.

Gợi ý trả lời:

 Việc lưu trữ dữ liệu phục vụ các bài toán quản lí không phải chỉ là việc chuyển các ghi chép trên giấy thành văn bản trên máy tính.
1. YÊU CẦU TỔ CHỨC LƯU TRỮ DỮ LIỆU MỘT CÁCH KHOA HỌC
Hoạt động 1 (trang 53): Giáo viên dạy mỗi môn học bắt buộc phải có một sổ điểm - bảng điểm môn học. Một bản sao của bảng điểm môn học được gửi cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Hãy cùng thảo luận xem có cần lưu trữ bảng điểm của lớp học không?

Gợi ý trả lời:

Bảng điểm của lớp học cần phải được lưu trữ vì bảng điểm của lớp học là một minh chứng để giáo viên và nhà trường có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trong lớp học đó.
CÂU HỎI Câu hỏi 1 (trang 55):
Hãy giải thích yêu cầu về tính nhất quán dữ liệu trong lưu trữ dữ liệu.

Gợi ý trả lời:

 Tính nhất quán dữ liệu trong lưu trữ dữ liệu đề cập đến độ chính xác, đồng bộ và đúng đắn của dữ liệu trong hệ thống lưu trữ, đảm bảo rằng dữ liệu được duy trì một cách nhất quán qua các thao tác thêm, sửa và xóa dữ liệu. Chẳng hạn khi chúng ta thêm, sửa hay xoá một dữ liệu điểm trong bảng điểm của học sinh thì điểm trung bình sẽ tự động thay đổi theo các thao tác mà ta vừa thực hiện để đảm bảo tính đúng đắn của nó.
Câu hỏi 2 (trang 55):
Tại sao cần tổ chức lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm?

Gợi ý trả lời:

 Dữ liệu cần được tổ chức lưu trữ độc lập với phần mềm để đảm bảo dễ dàng chia sẽ, dễ dàng bảo trì phát triển, đồng thời đảm bảo hạn chế tối đa việc dữ liệu lặp lại, gây dư thừa dữ liệu và hỗ trợ đảm bảo tính nhất quán dữ liệu.
2. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ MỘT SỐ THUỘC TÍNH CƠ BẢN
Hoạt động 2 (trang 56): Sự cần thiết phải lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác đinh.
 Hãy so sánh cách thức ghi chép và lưu trữ kết quả điểm môn học nêu trong Mục 1 với cách ghi chép và lưu trữ dưới dạng bảng. Theo em cách nào là phù hợp hơn? Thông qua ví dụ bảng điểm môn học hãy chỉ ra một vài lí do cần lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác định.

Gợi ý trả lời:

Lưu trữ dưới dạng bảng là cách lưu trữ phù hợp hơn.
Một vài lí do cần lưu trữ dữ liệu theo một cấu trúc xác định:
 - Dễ dàng quản lý và tìm kiếm dữ liệu.
 - Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
 - Tối ưu hóa hiệu suất tìm kiếm.
 - Hỗ trợ cho việc phân tích dữ liệu.
 - Đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn.
CÂU HỎI (trang 57):
Hãy nêu ví dụ minh họa cho một vài thuộc tính cơ bản của CSDL.

Gợi ý trả lời:

Ví dụ minh họa cho một vài thuộc tính cơ bản đối với hệ CSDL:
1. Tính cấu trúc:
 CSDL thư viện có bảng Độc-Giả gồm nhiều hàng, nhiều cột. Một cột là một thuộc tính và mỗi hàng là một thông tin bạn đọc.
2. Tính toàn vẹn:
 Mỗi thư viện đều có quy định về số sách nhiều nhất mà người đọc được mượn trong một lần, chẳng hạn số sách một người mượn một lần không vượt quá 6 cuốn.
3. Tính an toàn và bảo mật thông tin:
 Trong CSDL thư viện không phải ai cũng có thể xem thông tin về bạn đọc khác.
LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 (trang 57):
Khi lưu trữ trên máy tính, theo em, có cần lưu trữ cột điểm trung bình trong bảng điểm môn học không?

Gợi ý trả lời:

 Cần lưu trữ cột điểm trung bình trong bảng điểm môn học để cập nhật đầy đủ và chi tiết nhất.
Luyện tập 2 (trang 57): Hãy lấy một ví dụ minh hoạ cho sự cần thiết của việc lưu trữ dữ liệu độc lập với phần mềm khai thác dữ liệu.

Gợi ý trả lời:

 Ví dụ trong lĩnh vực y tế việc lưu trữ dữ liệu y tế độc lập với phần mềm khai thác dữ liệu là cần thiết để đảm bảo tính linh hoạt và dễ dàng trong việc truy xuất và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, tăng tính bảo mật và an toàn của dữ liệu cũng như đơn giản hóa quá trình khai thác và phân tích dữ liệu y tế.
VẬN DỤNG (trang 57)
Thư viện là nơi em có thể đến để đọc hay mượn sách. Hãy đề xuất các dữ liệu cần quản lí của một thư viện.

Gợi ý trả lời:

 - Sách (Mã sách, Tên sách, Mã tác giả, Mã thể loại, Mã NXB, Năm xuất bản)
 - Tác giả (Mã tác giả, Tên tác giả, website, Ghi chú)
 - Thể loại (Mã thể loại, Tên thể loại)
 - Nhà xuất bản (Mã NXB, Tên NXB, Địa chỉ, Email, Thông tin người đại diện)
 - Độc giả/người mượn (Mã độc giả, Tên độc giả, Địa chỉ, Số thẻ)
 - Thẻ thư viện (Số thẻ, Ngày bắt đầu, Ngày hết hạn, Ghi chú)
 - Nhân viên (Mã nhân viên, Họ tên, Ngày sinh, Số điện thoại)
 - Mượn/trả sách (Mã mượn trả, Số thẻ, Mã nhân viên, Ngày mượn)

--- The end! ---

Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 10 - LƯU TRỮ DỮ LIỆU VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÍ (KNTT - CS & ICT)

Bài 10. Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí - kntt
 Đây là phần gợi ý trả lời SGK tin học 11 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!
Nháy vào các mục bên dưới để xem nhanh hơn
Khởi động Hoạt động Câu hỏi(t.51)
Câu hỏi(t.52) Luyện tập Vận dụng
Khởi động (trang 49): Các công việc quản lí trong thực tế rất đa dạng: quản lí nhân viên, tài chính, thiết bị,…tại các cơ quan, tổ chức; quản lí chỗ ngồi trên các chuyến bay, tàu xe tại các phòng bán vé; quản lí hồ sơ bệnh án tại bệnh viện; quản lí học sinh và kết quả học tập trong các trường. Để quản lí kết quả học tập, như em biết, phải quản lí điểm của từng môn học bao gồm điểm đánh giá (ĐĐG) thường xuyên, ĐĐG giữa kì, ĐĐG cuối kì,... Theo em, hoạt động này có cần lưu trữ dữ liệu không? Nếu có, đó là những dữ liệu gì?

Gợi ý trả lời:

Theo em hoạt động này cần phải lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu cần được lưu trữ gồm:
 - Thông tin học sinh.
 - Thông tin môn học.
 - Điểm đánh giá thường xuyên.
 - Điểm đánh giá giữa kì.
 - Điểm đánh giá cuối kì.
 - Điểm trung bình môn học.
 - Điểm trung bình chung.
1. CẬP NHẬT DỮ LIỆU
Hoạt động (trang 49): Thảo luận về ghi chép điểm môn học
Giáo viên dạy môn toán dùng cuốn sổ điểm môn học để ghi lại điểm của từng học sinh lớp 11A (Bảng 10.1).
Hãy cùng thảo luận để xác định xem có thể khai thác được những thông tin gì từ sổ điểm môn học này. Ngoài việc ghi điểm vào sổ điểm, có thể có những công việc nào khác?

Gợi ý trả lời:

Các thông tin có thể khai thác được từ sổ điểm môn học này là:
 - Điểm trung bình môn toán của mỗi học sinh.
 - Học sinh đạt điểm cao nhất môn toán.
 - Tổng số điểm trên trung bình môn toán.
Ngoài việc ghi điểm vào sổ điểm, có thể có những công việc khác như:
 - Sửa, xóa, bổ sung điểm của học sinh.
 - Thống kê số liệu.
 …
2. GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CÂU HỎI (trang 51):
Cập nhật dữ liệu là gì? Tại sao dữ liệu cần được cập nhật thường xuyên?

Gợi ý trả lời:

 - Cập nhật dữ liệu là việc thêm, chỉnh sửa hoặc xóa một dữ liệu cụ thể nào đó.
 - Dữ liệu cần được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính đúng đắn của nó.
3. THU THẬP DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG
CÂU HỎI (trang 52):
Hãy nêu tầm quan trọng của việc thu thập và lưu trữ dữ liệu đối với các bài toán quản lí.

Gợi ý trả lời:

 Việc thu thập và lưu trữ dữ liệu tự động đối với các bài toán quản lí mang lại nhiều lợi ích, không chỉ giảm bớt công sức thu thập mà còn cung cấp một khối lượng dữ liệu lớn giúp nâng cao hiệu quả của việc ra các quyết định cần thiết.
LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 (trang 52):
Quản lí điểm chỉ là một ứng dụng quản lí trong trường học. Hãy tìm thêm các nhu cầu quản lí khác trong nhà trường và chỉ ra hoạt động quản lí đó cần những dữ liệu nào.

Gợi ý trả lời:

Trong nhà trường ngoài quản lí điểm còn có nhu cầu quản lí khác như quản lí thông tin học sinh.
Hoạt động quản lí thông tin học sinh cần những dữ liệu sau:
 - Họ tên học sinh.
 - Địa chỉ.
 - SĐT học sinh, SĐT của phụ huynh.
 - Thông tin họ tên, nghề nghiệp của phụ huynh.
Luyện tập 2 (trang 52): Người ta thường nói, ở bất cứ nơi nào có một tổ chức là nơi ấy có nhu cầu quản lí. Hãy kể tên một vài bài toán quản lí mà em biết.

Gợi ý trả lời:

Một vài bài toán quản lí mà em biết như:
 - Quản lí tài chính.
 - Quản lí nhân viên.
 - Quản lí khách hàng.
VẬN DỤNG
Vận dụng 1 (trang 52):
Hãy cho một ví dụ về một bài toán quản lí và nêu những dữ liệu mà hoạt động quản lí đó cần thu thập.

Gợi ý trả lời:

Ví dụ một bài toán quản lí như: quản lí thư viện.
Những dữ liệu trong hoạt động quản lí thư viện cần thu thập gồm:
 - Dữ liệu về sách: thông tin về tên sách, tác giả, nhà xuất bản, thể loại, số lượng sách, trạng thái sách (đã mượn, chưa mượn,...).
 - Dữ liệu về độc giả/người mượn: thông tin về tên độc giả, số thẻ thư viện, số lượng sách đã mượn, trạng thái sách đang mượn (tên sách, tác giả, ngày mượn, hạn trả,...).
 - Dữ liệu về mượn/trả sách: thông tin về độc giả mượn/trả sách, tên sách, ngày mượn, hạn trả, ngày trả, số tiền phạt (nếu có).
 - Dữ liệu về nhân viên thư viện: thông tin về tên nhân viên, chức vụ, số giờ làm việc, mức lương, công việc được giao,...
Vận dụng 2 (trang 52): Tại các trạm bán xăng, việc thu thập dữ liệu về lượng xăng bán và doanh thu được thực hiện như thế nào?

Gợi ý trả lời:

 - Xác nhận số lượng xăng ban đầu.
 - Cập nhật lượng xăng bán mỗi ngày.
 - Tính số tiền thu được trong mỗi ngày.

--- The end! ---

Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 9 - GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET (KNTT - CS & ICT)

Bài 9. Giao tiếp an toàn trên Internet - kntt
 Đây là phần gợi ý trả lời SGK tin học 11 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!
Khởi động (trang 43): Mạng internet mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần cùng nhiều rủi ro: mất thông tin cá nhân, bị lừa đảo, quấy rối, đối mặt với các thông tin sai lệch, bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại,…Do vậy, khi tham gia mạng xã hội nói riêng, không gian số nói chung, mỗi người cần trang bị cho mình một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng; kĩ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo,…
Hãy nêu vài ví dụ cho thấy sự cần thiết phải có các kĩ năng đó.

Gợi ý trả lời:

- Ví dụ về kĩ năng giao tiếp: Tránh sử dụng ngôn từ khiếm nhã, hùng hồn hay quá khích khi thảo luận với người khác trên mạng xã hội.
- Ví dụ về kĩ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng: Không lên tiếng và tránh phản ứng quá khích khi gặp phải những bình luận tiêu cực, đồn đoán hay tin đồn.
- Ví dụ về kĩ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo: Không tin vào các thông tin quảng cáo quá lời, tránh đưa thông tin cá nhân cho những người không xác định được danh tính và kiểm tra kỹ trước khi trao đổi thông tin tài chính trên mạng.
1. NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ DẠNG LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN SỐ
Hoạt động 1 (trang 43): Em hoặc người quen đã có khi nào gặp những tình huống tương tự như sau chưa?
 - Nhận được tin nhắc nhắn (qua thư điện tử, điện thoại, mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok,…) yêu cầu chuyển tiền ngay vào tài khoản số 123456789 nếu không muốn gặp những rắc rối liên quan tới bản thân hay cơ quan luật pháp.
 - Nhận được thư điện tử từ địa chỉ lạ yêu cầu mở một tài liệu hoặc một đường link đính kèm và thực hiện theo hướng dẫn.
Trong những tình huống ấy, em hoặc người quen đã xử lí như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Trong những tình huống ấy, cách xử lí như sau:
 - Không nên chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân nếu không có đầy đủ thông tin về người gửi hoặc không có cơ sở để tin tưởng vào yêu cầu đó.
 - Nếu nhận được thư điện tử hoặc đường link đính kèm từ địa chỉ lạ, chúng ta nên kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng nó không phải là một đường link độc hại hoặc phần mềm độc hại. Nếu không chắc chắn, không nên mở hoặc không nên thực hiện theo hướng dẫn.
 - Nếu chúng ta tin rằng đó là một yêu cầu hợp lý, hãy liên hệ trực tiếp với người gửi để xác nhận thông tin và yêu cầu. Đừng sử dụng thông tin liên lạc được cung cấp trong thư điện tử hoặc tin nhắn để xác nhận, vì chúng có thể bị giả mạo.
 - Nếu đã chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân và nghi ngờ rằng đó là một chiêu trò của kẻ lừa đảo, hãy liên hệ với ngân hàng nơi mình giao dịch hoặc cơ quan chức năng để báo cáo và được hướng dẫn xử lý.
CÂU HỎI (trang 46):
Với các tình huống nêu trong Hoạt động 1, những cách nào sau đây là ứng xử cần thiết để phòng tránh những rủi ro?
 A. Thực hiện các yêu cầu để đề phòng câu chuyện trở nên phức tạp.
 B. Hãy dành thời gian và đặt câu hỏi để tránh bị dồn vào tình huống xấu.
 C. Trao đổi với thầy cô giáo, người thân, bạn bè,... để được nghe ý kiến tư vấn.
 D. Tìm cách liên hệ trực tiếp với người gửi để làm rõ.

Gợi ý trả lời:

 A. Thực hiện các yêu cầu để đề phòng câu chuyện trở nên phức tạp.
 B. Hãy dành thời gian và đặt câu hỏi để tránh bị dồn vào tình huống xấu.
 D. Tìm cách liên hệ trực tiếp với người gửi để làm rõ.
2. GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Hoạt động 2 (trang 46): Khi bắt đầu sử dụng mạng internet là em bắt đầu trở thành một công dân số, được tiếp cận với cả những lợi ích và rủi ro trên mạng. Hãy cùng trao đổi để chỉ ra một vài quy tắc ứng xử chung trong môi trường số.

Gợi ý trả lời:

 - Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật.
 - Quy tắc lành mạnh.
 - Quy tắc an toàn, bảo mật thông tin.
 - Quy tắc trách nhiệm.
CÂU HỎI
Câu hỏi 1 (trang 48):
Những việc nào sau đây cần được khuyến khích khi tham gia môi trường số?
 A. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng kí tham gia mạng xã hội.
 B. Chia sẻ thông tin từ mọi nguồn khác nhau.
 C. Mạng xã hội là môi trường ảo, do vậy không cần quá câu nệ về câu chữ.
 D. Cần được sự đồng ý khi chia sẻ hình ảnh và chuyện riêng tư của bạn bè.

Gợi ý trả lời:

 A. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng kí tham gia mạng xã hội.
 D. Cần được sự đồng ý khi chia sẻ hình ảnh và chuyện riêng tư của bạn bè.
Câu hỏi 2 (trang 48): Những quan niệm nào sau đây là không đúng?
 A. Mọi tin nhắn, hình ảnh và video đăng tải lên mạng đều có thể thu hồi.
 B. Cần nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản của tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo.
 C. Cần phê phán các từ ngữ không mang tính phổ thông nặng bản sắc vùng miền.
 D. Trong ứng xử trên mạng xã hội được phép làm mọi điều pháp luật không cấm.
 E. Không cho mượn, cho thuê giấy tờ cá nhân hoặc thẻ ngân hàng; không bán, cho mượn tài khoản; không nhận chuyển khoản hay nhận tiền cho người không quen,...

Gợi ý trả lời:

 D. Trong ứng xử trên mạng xã hội được phép làm mọi điều pháp luật không cấm.
LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 (trang 35):
Em nhận được tin nhắn trên Facebook từ tài khoản mang tên bạn em với nội dung bạn cần tiền gấp và yêu cầu em chuyển tiền ngay cho số điện thoại lạ hoặc một số tài khoản ngân hàng mang tên bạn em. Có thể vận dụng ba nguyên tắc phòng chống lừa đảo trong trường hợp này như thế nào?

Gợi ý trả lời:

 - Xác minh số điện thoại.
 - Xác minh số tài khoản ngân hàng là của ai.
 - Xác minh người yêu cầu đó là ai.
Luyện tập 2 (trang 35): Ngoài những điều nên làm và không nên làm khi tham gia mạng xã hội (Hình 9.2, Hình 9.3). Em có thể bổ sung thêm một vài điều khác nữa hay không?

Gợi ý trả lời:

 - Các cuộc trò chuyện về chất kích thích.
 - Nói xấu bạn bè, đồng nghiệp, người thân.
VẬN DỤNG (trang 48):
Các hình thức lừa đảo trên không gian số rất đa dạng. Hãy sử dụng các từ khoá thích hợp để tìm hiểu thêm các tình huống lừa đảo trong thực tế và áp dụng ba nguyên tắc phòng tránh đã được nêu trong bài học.

Gợi ý trả lời:

 Làm quen, kết bạn để trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.
 => Không nên trò chuyện với người lạ để bảo mật thông tin cá nhân của mình.

--- The end! ---

Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 9 - GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET (KNTT)

Bài 9 - Giao tiếp an toàn trên Internet - kntt  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 11 - sách Kết nối tri thức. Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (cs) và Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.


1. NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ DẠNG LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN SỐ

a) Một số nguyên tắc nhận biết và phòng tránh lừa đảo trong không gian số.

 - Nguyên tắc thứ nhất: Hãy chậm lại!
 - Nguyên tắc thứ hai: Kiểm tra ngay!
 - Nguyên tắc thứ ba: Dừng lại, không gửi!

b) Vận dụng vào một số tình huống cụ thể

2. GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

 Bốn quy tắc chính được nêu theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ngày 17/6/2021.
- Quy tắc tôn trọng, tuân thủ pháp luật là yêu cầu phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Quy tắc lành mạnh đòi hỏi mọi hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phải phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Quy tắc an toàn, bảo mật thông tin yêu cầu phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin cá nhân và tổ chức.
- Quy tắc trách nhiệm hướng tới việc cần chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; khi có yêu cầu, phải chủ động phối hợp, hợp tác với các cơ quan chức năng để xử lí hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
 Hãy cân nhắc một cách cẩn trọng về những gì nên làm và không nên làm khi tham gia mạng xã hội.

“Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” - Thomas Edison

--- The end! ---
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 8 - THỰC HÀNH NÂNG CAO SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI (KNTT - CS & ICT)

Bài 8. Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội - kntt
 Đây là phần gợi ý trả lời SGK tin học 11 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!
Nháy vào các mục bên dưới để xem nhanh hơn
Khởi động Luyện tập Vận dụng
Khởi động (trang 39): Thư điện tử trong hộp thư (Inbox) thường được hiển thị theo trình tự thời gian thư được gửi tới. Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những cách giúp em tìm đọc lại được những thư em đã nhận trước đây.

Gợi ý trả lời:

 - Đăng nhập vào Gmail.
 - Nháy vào Hộp thư đến, nhập cụm từ cần tìn vào ô Tìm kiếm trong thư, bấm phím Enter.
LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 (trang 42):
Tạo mới một vài nhãn trong hộp thư của em để phân loại các thư liên quan đến học tập và giải trí. Gắn nhãn phù hợp cho các thư và tìm kiếm chúng theo nhãn. Thực hiện việc chỉnh sửa và xoá nhãn.

Gợi ý cách thực hiện:

1. Tạo nhãn:
 - Đăng nhập vào tài khoản Gmail.
 - Nháy vào Hộp thư đến.
 - Chọn một thư đã nhận.
 - Nháy vào biểu tượng Nhãn.
 - Chọn Tạo mới.
 - Nhập tên nhãn vào hộp thoại và nháy nút Tạo.
 - Lúc này ta thấy xuất hiện tên nhãn Học tập.
 - Thực hiện tương tự để tạo nhãn Giải trí
2. Gắn nhãn cho các thư:
 - Nháy vào hộp thư đến.
 - Nháy chọn các thư muốn gắn nhãn.
 - Nháy vào biểu tượng nhãn.
 - Nháy chuột để đánh dấu check vào nhãn.
 - Nháy chuột vào Áp dụng
3. Tìm kiếm thư theo nhãn:
 - Nháy chuột vào tên nhãn (ví dụ Giải trí).
 - Tất cả các thư có trong nhãn sẽ được hiển thị.
4. Chỉnh sửa và xoá nhãn:
 - Nháy chuột vào dấu ba chấm bên phải tên nhãn.
 - Nháy vào Chỉnh sửa để sửa lại tên nhãn.
 - Nháy vào Xoá nhãn để xoá bỏ nhãn không cần dùng nữa.
Luyện tập 2 (trang 26): Kiểm tra việc cài đặt quyền riêng tư hiện tại trong tài khoản Facebook của em. Thực hiện các cài đặt phù hợp để tăng tính bảo mật cho tài khoản.

Gợi ý cách thực hiện:

 Để kiểm tra cài đặt quyền riêng tư hiện tại trong tài khoản Facebook có thể làm như sau:
 - Đăng nhập vào tài khoản Facebook trên điện thoại.
 - Chạm vào dấu ba gạch góc trên bên phải màn hình.
 - Chạm vào Cài đặt & quyền riêng tư.
 - Trên trang Cài đặt & quyền riêng tư, ta có thể xem và thay đổi cài đặt của mình cho các mục như Quyền riêng tư và Bảo mật, Quản lý bài đăng và Truyền thông và Phương tiện xã hội,…
 - Sau khi chỉnh sửa cài đặt, nhấp vào nút "Lưu thay đổi" để áp dụng cài đặt mới.
VẬN DỤNG
Vận dụng 1 (trang 42):
Khám phá phân loại thư bằng dấu sao. Nhận xét, so sánh ưu, nhược điểm với cách phân loại thư bằng dấu quan trọng.

Gợi ý trả lời:

 Đăng nhập vào Gmail của bạn, nhấn chuột vào biểu tượng bánh răng ở góc trên bên phải. Từ menu xổ xuống --> Chọn Settings.
 Khi màn hình cài đặt mở ra, nó sẽ hiển thị tab General theo mặc định. Tìm phần Stars (trên đầu). Bạn chọn Sao màu theo mặc định của Google hoặc chọn nhiều màu theo ý thích.
 Ngoài ra, bạn có thể kéo-và-thả mỗi ngôi sao hay biểu tượng đến phần In use: category từ mục Not in use. Với cách làm này bạn sẽ chọn được số lượng sao màu như ý muốn để sau này sử dụng.

Vận dụng 2 (trang 42):

Khám phá và sử dụng các tính năng liên quan tới cải đặt riêng tư cho tài khoản người dùng mạng xã hội Facebook:
 a) Xoá lịch sử hoạt động Facebook để ngắn Facebook phát tán quảng cáo đến người dùng.
 b) Bật, tắt dịch vụ vị trí của người dùng.

Gợi ý trả lời:

a)
 Mở Facebook trên máy tính, chọn biểu tượng hình tam giác ngược ở góc trên bên phải màn hình.
 Chọn nhật ký hoạt động --> Chọn bộ lọc.
 Chọn mục nhật ký hoạt động mình muốn xóa.
Chọn biểu tượng chỉnh sửa hình bút chì --> Chọn bỏ hoạt động tương ứng.
b)
 Bước 1: Vào cài đặt trên iPhone.
 Bước 2: Chọn quyền riêng tư
 Bước 3: Chọn dịch vụ định vị
 Bước 4: Tại đây bạn có thể bấm tắt dịch vụ định vị

--- The end! ---

Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 7 - THỰC HÀNH TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET (KNTT - CS & ICT)

Bài 7. Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet - kntt
 Đây là phần gợi ý trả lời SGK tin học 11 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!
Nháy vào các mục bên dưới để xem nhanh hơn
Khởi động Luyện tập Vận dụng
Khởi động (trang 36): Có ý kiến cho rằng "Ngày nay, tất cả mọi thông tin đều có thể tìm thấy trên Internet”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Theo em, tại sao khi cùng tìm thông tin về một vấn đề, nhưng có người sẽ tìm được rất nhanh và chính xác, có người thì không?

Gợi ý trả lời:

 Đồng ý với ý kiến: "Ngày nay, tất cả mọi thông tin đều có thể tìm thấy trên Internet”.
 Khi cùng tìm thông tin về một vấn đề, nhưng có người sẽ tìm được rất nhanh và chính xác, có người thì không. Vì cách họ tìm kiếm tài liệu không đúng hoặc từ khóa tìm kiếm chưa đầy đủ.
LUYỆN TẬP
Luyện tập (trang 26):
Thực hiện lại các nhiệm vụ ở phần thực hành bằng thiết bị số thông minh.

Gợi ý cách thực hiện:

Dùng các thiết bị số thông minh để thực hành lại các nhiệm vụ dưới đây.
Nhiệm vụ 1. Tìm kiếm thông tin trên Internet bằng máy tìm kiếm
Bước 1. Khởi động công cụ tìm kiếm.
 - Mở trình duyệt Internet trên máy tính của em.
 - Gõ địa chỉ URL máy tìm kiếm, chẳng hạn Google.com.
Bước 2. Tìm kiếm bằng từ khóa nhập từ bàn phím.
 Nhập từ khoá bằng bàn phím (chẳng hạn “Tuyển sinh Đại học Dược Hà Nội 2022”) rồi nhấn phím Enter.
Bước 3. Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại bước 2 với từ khóa khác để việc tìm kiếm hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ 2. Khám phá cách thực hiện tìm kiếm bằng tiếng nói
Bước 1. Khởi động công cụ tìm kiếm.
Bước 2. Tìm kiếm bằng từ khóa nhập bằng tiếng nói. Nháy chuột vào biểu tượng micro cạnh ô nhập từ khóa tìm kiếm (Hình 7.1), sau đó, đọc từ khóa tìm kiếm, sau khi dừng đọc, máy tìm kiếm sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm như Hình 7.1.
Bước 3. Kiểm tra từ khóa được tự động điền sau khi đọc tại Bước 2 (Hình 7.1). Nếu không khớp, thực hiện lại Bước 2 để đọc lại từ khóa.
Bước 4. Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại Bước 2 với từ khóa khác để việc tìm kiếm hiệu quả hơn.
Lưu ý: Cần có Micro để thực hiện tìm kiếm bằng tiếng nói.
Nhiệm vụ 3. Xác lập được các lựa chọn theo tiêu chí tìm kiếm để nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin
Bước 1. Khởi động công cụ tìm kiếm.
Bước 2. Nhập từ khóa cần tìm và bổ sung cụm từ“filetype:pdf” (ví dụ như Hình 7.2).
Bước 3. Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại Bước 2 với từ khóa khác để việc tìm kiếm hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ 4: Trải nghiệm và so sánh giữa các máy tìm kiếm phổ biến
Bước 1. Chọn máy tìm kiếm để trải nghiệm.
 - Khởi động công cụ tìm kiếm mà em quen sử dụng.
 - Nhập từ khoá cần tìm. Gợi ý: sử dụng từ khoá “máy tìm kiếm” hay “công cụ tìm kiếm”, kết hợp với các từ khoá “tốt nhất” hay “phổ biến nhất”.
 - Đọc thông tin từ các kết quả tìm được, chọn và ghi lại địa chỉ URL của ba công cụ/máy tìm kiếm được đánh giá là phổ biến nhất hoặc tốt nhất.
Bước 2. Trải nghiệm các máy tìm kiếm đã chọn.
 - Khởi động trình duyệt trên máy tính của em.
 - Gõ địa chỉ URL của máy tìm kiếm mà em muốn trải nghiệm.
 - Gõ từ khoá để tìm một thông tin mà em quan tâm (đội bóng, ban nhạc, thời tiết hay kì quan thiên nhiên,…)
 - Quan sát và nhận xét về kết quả tìm kiếm.
 - Lập bảng so sánh tính năng cơ bản của các máy tìm kiếm rồi điền thông tin vào bảng. Ví dụ: có cho phép tìm kiếm bằng giọng nói hay không? Có phân loại kết quả tìm kiếm như tin tức, hình ảnh, video … hay không?
 - Lặp lại các thao tác trên với hai máy tìm kiếm còn lại.
Bước 3. Đọc lại bảng so sánh đã được điền đầy đủ các thông tin sau Bước 2 và rút ra kết luận về các máy tìm kiếm đã trải nghiệm. Chia sẻ với bạn bè các thông tin mà em thu được.
VẬN DỤNG:
Vận dụng (trang 38):
Sử dụng máy tìm kiếm để tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp mà em mơ ước được làm trong tương lai dưới các dạng văn bản, hình ảnh và video.

Gợi ý trả lời:

Nghề nghiệp em mơ ước trong tương lai là nghề giáo viên.
Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng văn bản:
Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng hình ảnh:
Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng video:

--- The end! ---

Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook