Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 6 - LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ TỆP TRÊN INTERNET (KNTT - CS & ICT)

Bài 6. Lưu trữ và chia sẻ tệp trên Internet - kntt
 Đây là phần gợi ý trả lời SGK tin học 11 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!
Nháy vào các mục bên dưới để xem nhanh hơn
Khởi động Hoạt động 1
Câu hỏi(t.34) Luyện tập Vận dụng
Khởi động (trang 32): Nhóm em đang cùng nhau làm một bài tập nhóm. Em được giao lập kế hoạch và phân công công việc cho cả nhóm. Có những cách nào để chia sẻ văn bản này cho các thành viên trong nhóm?

Gợi ý trả lời:

Những cách để chia sẻ văn bản cho các thành viên trong nhóm:
 - Tạo thành tệp tin rồi chia sẻ vào nhóm
 - Chụp hình gửi vào nhóm
1. LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ TỆP TIN TRÊN INTERNET-Ổ ĐĨA TRỰC TUYẾN
Hoạt động 1 (trang 32): Hình 6.1 minh họa tính năng cơ bản của một dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên internet. Các em hãy quan sát thảo luận nhóm và đưa ra mô tả các tính năng đó. Từ đó cho biết tại sao dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên internet còn được gọi là dịch vụ “Lưu trữ đám mây”?

Gợi ý trả lời:

Những tính năng cơ bản:
 - Tải tệp lên ổ đĩa trực tuyến
 - Tạo mới và quản lí thư mục, tệp trên ổ đĩa trực tuyến
 - Chia sẻ thư mục và tệp.
 Dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên internet còn được gọi là "Lưu trữ đám mây" vì nó cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu của mình trên các máy chủ được đặt ở các trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới. Người dùng có thể truy cập vào dữ liệu của mình từ bất kỳ nơi nào miễn có kết nối internet, giống như đám mây trên bầu trời không cần biết nó được lưu trữ ở đâu.
CÂU HỎI (trang 34):
Thảo luận nhóm để chỉ ra một vài ưu điểm và nhược điểm của việc lưu trữ và chia sẻ tệp trên Intemet.

Gợi ý trả lời:

Ưu điểm:
 - Nhanh chóng, ít mất thời gian.
 - Mọi người đều có thể xem.
 - Thực hiện được ở mọi nơi, mọi thời điểm miễn có kết nối internet.
Nhược điểm:
 - Cần phải có kết nối internet mới thực hiện được.
2. THỰC HÀNH: LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ TỆP TIN TRÊN Ổ ĐĨA TRỰC TUYẾN
LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 (trang 35):
Thực hành tải thêm các tệp từ máy tính lên ổ đĩa trực tuyến.

Gợi ý trả lời:

 - Mở trình duyệt web (Coccoc, Google Chrom,…)
 - Trên thanh địa chỉ trình duyệt web nhập vào Drive.google và bấm phím Enter.
 - Dùng tài khoản Google để đăng nhập.
 - Nếu lần đầu tiên đăng nhập, trên ổ đĩa trực tuyến chưa có tệp hoặc thư mục thì sẽ xuất hiện như hình bên dưới.
 - Nháy chuột phải vào chỗ Một nơi dành cho tất cả tệp của bạn. Một hộp thoại như hình bên dưới, chọn Tải tệp lên hoặc Tải thư mục lên (tuỳ theo nhu cầu).
 - Khi chọn Tải tệp lên, một hộp thoại như bên dưới xuất hiện.
 - Tìm và chọn tệp muốn tải lên và nháy vào nút Open. Lúc này trên ổ đĩa trực tuyến xuất hiện một tệp chúng ta vừa tải lên như bên dưới.
Luyện tập 2 (trang 35): Chia sẻ một vài tệp cho các bạn trong nhóm với chế độ chia sẻ khác nhau và kiểm tra sự khác biệt giữa các chế độ chia sẻ đó.

Gợi ý trả lời:

 - Dùng tài khoản Google để đăng nhập vào ổ đĩa trực tuyến.
 - Nháy chuột phải vào tệp muốn chia sẻ, chọn Chia sẻ, chọn Chia sẻ thêm lần nữa như hình trên. Hộp thoại như bên dưới xuất hiện.
 - Có 2 trường hợp, trường hợp 1: Thêm người và nhóm, trường hợp 2: Quyền truy cập chung. Chúng ta thực hành chia sẻ trong nhóm nên chỉ xét trường hợp 1 thôi nhé!
 - Trường hợp 1: Thêm người và nhóm, ta dùng các tài khoản google để thêm vào nhóm như hình bên dưới.
 - Nháy vào Người xem để chọn một trong ba chế độ chia sẻ.
  + Chế độ Người xem: chỉ được xem, không được nhận xét, không được chỉnh sửa.
  + Chế độ Người nhận xét: chỉ được nhận xét, không được chỉnh sửa.
  + Chế độ Người chỉnh sửa: Được xem, được nhận xét, được chỉnh sửa.
VẬN DỤNG
Vận dụng 1 (trang 35):
Em hãy sử dụng thêm dịch vụ lưu trữ trực tuyến của ít nhất hai nhà cung cấp khác và đưa ra các ý kiến đánh giá, so sánh về: tên nhà cung cấp; dung lượng miễn phí; cho phép tải lên; cho phép tải xuống; cho phép chia sẻ; thân thiện, dễ sử dụng; số người dùng hiện tại bằng cách bình chọn số sao cho dịch vụ.

Gợi ý trả lời:

Vận dụng 2 (trang 35): Khám phá sử dụng các chức năng khác của ổ đĩa trực tuyến. Chia sẻ, thảo luận với bạn bè các khám phá của em.

Gợi ý trả lời:

Dùng ổ đĩa trực tuyến Google drive để tạo câu hỏi trắc nghiệm.
 - Dùng tài khoản Google để đăng nhập vào Google drive.
 - Nháy chuột phải, chọn Google Biểu mẫu như bên dưới.
 - Một hộp thoại như sau xuất hiện.
 - Để thêm câu hỏi, nháy vào dấu (+) bên phải (hình trên).
 - Để chọn loại câu hỏi như Trả lời ngắn, Đoạn, Trắc nghiệm, Hộp kiểm,… nháy vào Trắc nghiệm để chọn (hình trên).
 - Nháy vào Cài đặt (hình trên), hộp thoại như bên dưới xuất hiện.
 - Mở các vị trí 1, 2, 3 như hình trên.
 - Trở về phần Câu hỏi (hình bên dưới).
 (1): Nháy vào Đáp án để chọn đáp án đúng.
 (2): Mở Bắt buột để bắt buột trả lời câu hỏi.
 (3): Nháy vào dấu ba chấm chọn Sắp xếp lại thứ tự đáp án để xáo trộn đáp án mỗi khi làm bài.
 Đây là một trong những chức năng của ổ đĩa trực tuyến Google drive. Các em có thể chia sẻ, thảo luận với bạn bè chức năng này nhé! Phần chia sẻ thầy đã hướng dẫn trong phần luyện tập 2 ở trên.

--- The end! ---

Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 8 - THỰC HÀNH NÂNG CAO SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI (KNTT)

Bài 8-Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội - kntt  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 11 - sách Kết nối tri thức. Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (cs) và Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.


1. ĐÁNH DẤU VÀ PHÂN LOẠI THƯ ĐIỆN TỬ

 Việc đánh dấu, phân loại thư điện tử để sắp xếp hộp thư một cách hợp lí sẽ giúp việc thực hiện và tìm kiếm thư điện tử thuận tiện hơn. Dưới đây là một số cách đơn giản để thực hiện điều này của dịch vụ thư điện tử phổ biến nhất hiện nay là Gmail.

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu dấu hiệu thư quan trọng trong Gmail

 Gmail hỗ trợ tự động xác định và đánh dấu thư thuộc loại quan trọng (dấu quan trọng màu vàng – Hình 8.1) bằng cách dựa vào các dấu hiệu như: người gửi và tần suất gửi cho một người; thư điện tử được mở và trả lời; từ khoá có trong thư điện tử thường xuyên đọc; thư điện tử được gắn dấu sao, lưu trữ hoặc xoá,...

Hướng dẫn:

Bước 1. Vào hộp thư đến, di chuyển con trỏ chuột vào dấu quan trọng màu vàng để biết lí do thư đó được đánh dấu là quan trọng.
Bước 2. Nháy chuột vào dấu quan trọng (màu vàng) để thay đổi trạng thái quan trọng/không quan trọng của thư điện tử đó.
Bước 3. Thực hiện tìm kiếm is: important trong Gmail để hiển thị danh sách tất cả thư điện tử quan trọng.

Nhiệm vụ 2. Sắp xếp phân loại thư trong Gmail bằng Nhãn

 Sử dụng nhãn (Label) để sắp xếp, phân loại trong hộp thư đến giúp tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm lại các thư, tránh thất lạc thông tin ở các thư cũ và quản lý việc nhận thư từ các địa chỉ thư điện tử dễ dàng hơn.
Lưu ý: Nhãn khác với thư mục. Khi em xoá một thư, thư đó sẽ bị xoá khỏi mọi nhãn đính kèm cũng như trong hộp thư đến.

Hướng dẫn:

Bước 1. Tạo nhãn: Truy cập vào Gmail. Nháy chuột vào Danh sách mở rộng ở bên trái cửa sổ; nháy chuột vào tạo nhãn mới. Sau khi đặt tên nhãn, nháy chọn Save để lưu lại.
Bước 2. Gán nhãn cho các thư trong hộp thư đến. Thực hiện theo các bước ở Hình 8.2.

2. KHAI THÁC MỘT CHỨC NĂNG NÂNG CAO CỦA MẠNG XÃ HỘI

Nhiệm vụ 3. Tạo Fanpage trên Facebook

 Fanpage là trang web trên Facebook giúp các tổ chức, doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm. Em hãy tạo Fanpage của lớp mình để đăng tải các bài viết, ảnh, video và sự kiện của trường, lớp.

Hướng dẫn:

Bước 1. Đăng nhập vào Facebook. Nháy chuột vào biểu tượng Menu để mở danh sách các lệnh. Trong mục Tạo, chọn Trang.
Bước 2. Làm theo các hướng dẫn tại Hình 8.3.
Bước 3. Nhập nội dung, hình ảnh, các bài viết cho trang Fanpage vừa tạo và chia sẻ với bạn bè về trang này.
Bước 4. Khám phá các tính năng về quản lí trang để thực hiện quản lí trang Fanpage của lớp em.
Lưu ý: Việc tạo và quản lí các Fanpage để quảng bá thương hiệu của một tổ chức hay một trang thương mại điện tử được thực hiện theo cách tương tự.

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu và cài đặt quyền riêng tư trên Facebook
Hướng dẫn:

- Thiết lập những người có thể xem các bài viết của mình trong tương lai:
Bước 1. Đăng nhập vào Facebook. Chọn Cài đặt => Quyền riêng tư để mở trang thông tin, hướng dẫn.
Bước 2. Đọc kĩ các thông tin giải thích về Cài đặt quyền riêng tư và công cụ để thực hiện.
Bước 3. Tìm hiểu và thiết lập những người có thể xem các bài viết của em trong tương lai (Hình 8.4).
Bước 4. Kiểm thử các cài đặt vừa thiết lập.
- Thiết lập các quyền liên quan đến trang cá nhân và gắn thẻ.
Bước 1. Chọn Cài đặt => Trang cá nhân và gắn thẻ trong Facebook.
Bước 2. Quan sát và giải thích ý nghĩa các lựa chọn tại Hình 8.5.
Bước 3. Thực hiện các thiết lập phù hợp tại Trang cá nhân và gắn thẻ.
Bước 4. Kiểm thử lựa chọn vừa thiết lập.

“Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” - Thomas Edison

--- The end! ---
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 7 - THỰC HÀNH TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET (KNTT)

Bài 7 - Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet - kntt  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 11 - sách Kết nối tri thức. Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (cs) và Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.


Nhiệm vụ 1. Tìm kiếm thông tin trên Internet bằng máy tìm kiếm
Hướng dẫn:

Bước 1. Khởi động công cụ tìm kiếm.
 - Mở trình duyệt Internet trên máy tính của em.
 - Gõ địa chỉ URL máy tìm kiếm, chẳng hạn Google.com.
Bước 2. Tìm kiếm bằng từ khoá nhập từ bàn phím.
 Nhập từ khoá bằng bàn phím (chẳng hạn “tuyển sinh Đại học Dược Hà Nội 2022”) rồi nhấn phím Enter.
Bươc 3. Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại bước 2 với từ khoá khác để việc tìm kiếm hiệu quả hơn.

Nhiệm vụ 2. Khám phá cách thực hiện tìm kiếm bằng tiếng nói
Hướng dẫn:

Bước 1. Khởi động công cụ tìm kiếm.
Bước 2. Tìm kiếm bằng từ khóa nhập bằng giọng nói. Nháy chuột vào biểu tượng micro cạnh ô nhập từ khóa tìm kiếm (Hình 7.1), sau đó, đọc từ khóa tìm kiếm, sau khi dừng đọc, máy tìm sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm như ( Hình 7.1).
Bước 3. Kiểm tra từ khóa được tự động điền sau khi đọc tại Bước 2 (Hình 7.1). Nếu không khớp, thực hiện lại Bước 2 để đọc lại từ khóa.
Bước 4. Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại Bước 2 với từ khóa khác để việc tìm kiếm hiệu quả hơn.
Lưu ý: Cần có micro để thực hiện tìm kiếm bằng giọng nói.

Nhiệm vụ 3. Xác lập được các lựa chọn theo tiêu chí tìm kiếm để nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin

 Có nhiều tiêu chí giúp nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin. Có thể tìm kiếm thông tin dạng hình ảnh, tin tức hay video bằng cách chọn dạng phân loại kết quả tìm kiếm tương ứng như Hình 7.1, hoặc quy định dạng tệp chứa thông tin cần tìm. Chẳng hạn, khi tìm kiếm thông tin về một thông báo của một tổ chức, đơn vị nào đó (ví dụ thông báo tuyển sinh của một trường Đại học), để nâng cao tính chính xác và hiệu quả tìm kiếm, người dùng có thể yêu cầu tìm dưới dạng tệp tin .pdf để xem được nội dung thông báo bằng văn bản.

Hướng dẫn:

Bước 1. Khởi động công cụ tìm kiếm.
Bước 2. Nhập từ khóa cần tìm và bổ sung cụm từ “filetype:pdf” (ví dụ như Hình 7.2).
Bước 3. Đọc kết quả tìm kiếm. Nếu kết quả tìm kiếm chưa được như ý muốn của em, quay lại Bước 2 với từ khóa khác để việc tìm kiếm hiệu quả hơn.
Gợi ý: Trong ví dụ tại Hình 7.2, kết quả tìm kiếm có thể bao gồm thông báo tuyển sinh của các trường Đại học khác nữa. Để tìm kiếm chính xác hơn, tên trường Đại học mà em cần tìm nên đặt trong dấu nháy kép, cụ thể: tuyển sinh 2022 “Đại học Dược Hà Nội” + filetyle:pdf.
 Việc đặt từ khoá cần tìm trong dấu nháy kép là một trong những cách thông dụng để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, cho kết quả tìm kiếm chính xác hơn. Bên cạnh đó, xây dựng từ khoá tìm kiếm cũng là một trong những kĩ năng quan trọng làm tăng độ chính xác, hiệu quả và tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
 Hãy tham khảo các “thủ thuật tìm kiếm” trên Internet để nâng cao kĩ năng tìm kiếm của em.

Nhiệm vụ 4. Trải nghiệm và so sánh giữa các máy tìm kiếm
Hướng dẫn:

Bước 1. Chọn máy tìm kiếm để trải nghiệm.
 - Khởi động công cụ tìm kiếm mà em quen sử dụng.
 - Nhập từ khoá cần tìm. Gợi ý: sử dụng từ khoá “máy tìm kiếm” hay “công cụ tìm kiếm”, kết hợp với các từ khoá “tốt nhất” hay “phổ biến nhất”.
 - Đọc thông tin từ các kết quả tìm được, chọn và ghi lại địa chỉ URL của ba công cụ/ máy tìm kiếm được đánh giá là phổ biến nhất hoặc tốt nhất.
Bước 2. Trải nghiệm các máy tìm kiếm đã chọn.
 - Khởi động trình duyệt trên máy tính của em.
 - Gõ địa chỉ URL của máy tìm kiếm mà em muốn trải nghiệm.
 - Gõ một từ khoá để tìm một thông tin mà em quan tâm (đội bóng, ban nhạc, thời tiết hay kì quan thiên nhiên,...).
 - Quan sát và nhận xét về kết quả tìm kiếm.
 - Lập bảng so sánh tính năng cơ bản của các máy tìm kiếm rồi điền thông tin vào bảng. Ví dụ: Có cho phép tìm kiếm bằng giọng nói hay không? Có phân loại kết quả tìm kiếm như tin tức, hình ảnh, video,... hay không? Có cho phép tìm dưới dạng tệp tin, chẳng hạn .pdf hay không?
 - Lặp lại các thao tác trên với hai máy tìm kiếm còn lại.
Bước 3. Đọc lại bảng so sánh đã được điền đầy đủ các thông tin sau Bước 2 và rút ra kết luận về các máy tìm kiếm đã trải nghiệm. Chia sẻ với bạn bè các thông tin mà em thu được.

“Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” - Thomas Edison

--- The end! ---
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 6 - LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ TỆP TIN TRÊN INTERNET (KNTT)

Bài 6 - Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet - kntt  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 11 - sách Kết nối tri thức. Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (cs) và Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.


1. LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ TỆP TIN TRÊN INTERNET - Ổ ĐĨA TRỰC TUYẾN

 Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến như: Google với Google Drive, Microsoft với One drive, Apple với iCloud, Dropbox với ứng dụng cùng tên. Khi đăng kí sử dụng dịch vụ, người dùng sẽ được cấp một không gian nhớ trực tuyến gọi là “ổ đĩa trực tuyến” để lưu trữ các tệp cũng như thư mục của mình (Hình 6.2) với những tính năng cơ bản sau:

a) Tải tệp lên ổ đĩa trực tuyến

 Cho phép tải các tệp hay thư mục từ máy tính của mình lên ổ đĩa trực tuyến để lưu trữ và sử dụng.

b) Tạo mới và quản lí thư mục, tệp trên ổ đĩa trực tuyến

 Cho phép tạo mới thư mục, tệp và quản lí, sắp xếp chúng trên ổ đĩa trực tuyến. Một số nhà cung cấp dịch vụ còn cung cấp tính năng cho phép mở và chỉnh sửa trực tuyến các tệp được tạo ra bởi các ứng dụng văn phòng (phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm bảng tính, phần mềm trình chiếu,...)

c) Chia sẻ thư mục và tệp

 - Người dùng được quyền chia sẻ thư mục, tệp trên ổ đĩa trực tuyến.
 - Có ba chế độ chia sẻ sau:
  (1) quyền chỉ xem
  (2) quyền được nhận xét, tức là được xem và nhận xét.
  (3) quyền chỉnh sửa là quyền cao nhất. Được xem, nhận xét và chỉnh sửa.
Lưu ý: Sau khi chia sẻ thư mục, tệp, người dùng có thể huỷ bỏ việc chia sẻ này hoặc thay đổi chế độ chia sẻ.

2. THỰC HÀNH LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ TỆP TRÊN Ổ ĐĨA TRỰC TUYẾN

Nhiệm vụ 1. Lưu trữ tệp tin trên ổ đĩa trực tuyến
Hướng dẫn:

Bước 1. Mở dịch vụ Google Drive tại địa chỉ http://drive.google.com
Bước 2. Đăng nhập bằng tài khoản Google của em để truy cập ổ đĩa trực tuyến được cung cấp bởi Google.
Bước 3. Tải tệp từ máy tính lên lưu trữ tại ổ đĩa trực tuyến bằng cách:
 - Nháy chuột vào dấu cộng (+) ở góc trên bên trái cửa sổ Google Drive (Hình 6.2)
 - Trong bảng chọn hiện ra, chọn lệnh Tải tệp lên (Hình 6.3).
 - Trong hộp thoại Open, thực hiện các bước như minh hoạ trong Hình 6.4.
 - Tệp tải lên sẽ xuất hiện trên ổ đĩa trực tuyến (Hình 6.2).

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ tệp tin cho các thành viên trong nhóm.
Hướng dẫn:

Bước 1. Nháy nút phải chuột vào tệp tin cần chia sẻ trên ổ đĩa trực tuyến, bảng lệnh hiện ra, chọn Chia sẻ.
Bước 2. Thực hiện các bước như minh họa trong Hình 6.5 để chia sẻ tệp tin.
Bước 3. Kiểm tra thông tin chia sẻ của tệp tại khu vực hiển thị các thông tin chi tiết của tệp, thư mục đang được chọn (Hình 6.2).

“Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” - Thomas Edison

--- The end! ---
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:

BÀI 5 - KẾT NỐI MÁY TÍNH VỚI CÁC THIẾT BỊ SỐ (KNTT - CS & ICT)

Bài 5. Kết nối máy tính với các thiết bị số - kntt
 Đây là phần gợi ý trả lời SGK tin học 11 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!
Khởi động (trang 27): Các thiết bị số có khả năng trao đổi dữ liệu với máy tính rất đa dạng. Trong số đó, một số thiết bị không có khả năng xử lí thông tin độc lập, chúng chỉ làm việc khi được kết nối với máy tính. Việc kết nối máy tính với các thiết bị số được thực hiện như thế nào, cần phải tuỳ chỉnh gì khi kết nối chúng với nhau?

Gợi ý trả lời:

 - Kết nối máy tính với các thiết bị số được thực hiện thông qua: cổng USB, cổng HDMI, cổng VGA, WiFi,…
 - Khi kết nối các thiết bị với máy tính, cần phải cài đặt driver hoặc phần mềm đi kèm để máy tính có thể nhận diện và tương tác với thiết bị đó. Nếu không cài đặt driver, máy tính có thể không thể hiển thị được nội dung hoặc không thể sử dụng được các chức năng của thiết bị.
1. MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀO- RA THÔNG DỤNG
Hoạt động 1 (trang 27): Hãy kể ra một số thiết bị có thể kết nối máy tính và nêu chức năng của nó?

Gợi ý trả lời:

Một số thiết bị có thể kết nối với máy tính và chức năng của chúng:
- Chuột: Là thiết bị ngoại vi giúp điều khiển con trỏ trên màn hình máy tính, thường được sử dụng để thao tác trên các ứng dụng và trang web.
- Bàn phím: Là thiết bị ngoại vi cho phép người dùng nhập liệu và điều khiển các chức năng trên máy tính.
- Máy in: Là thiết bị cho phép in ấn các tài liệu và hình ảnh từ máy tính.
- Máy quét: Là thiết bị có chức năng quét ảnh hoặc tài liệu và chuyển đổi chúng thành tập tin số hoá để lưu trữ hoặc chỉnh sửa trên máy tính.
- Webcam: Là thiết bị cho phép người dùng ghi lại hình ảnh hoặc quay phim trên máy tính.
 …
CÂU HỎI
Câu hỏi 1 (trang 29):
Nêu và giải thích ý nghĩa các thông số của màn hình.

Gợi ý trả lời:

Các thông số của màn hình và ý nghĩa của các thông số đó:
- Kích thước: được đo bằng độ dài đường chéo màn hình, tính theo inch.
- Độ phân giải: Thể hiện bởi số điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc của màn hình. Ví dụ độ phân giải VGA: 640 x 480 pixel, độ phân giải Full HD: 1920 x 1080 pixel. Số điểm ảnh cảng lớn thì màn hình càng nét.
- Khả năng thể hiện màu: Loại đơn sắc (monochrome) chỉ có hai màu, loại màu 24 bit có thể thể hiện được khoảng 16.7 triệu sắc màu khác nhau.
- Tần số quét: Hình ảnh trên màn hình được tạo lại liên tục. Tần số quét là số lần hiển thị lại hình ảnh trong một giây. Khi tần số quét cao, thời gian tái hiện hình ảnh ngắn hơn thời gian lưu ảnh trên võng mạc. Ảnh sẽ không bị giật, đỡ mỏi mắt. Tần số quét thưởng là 50 Hz. 60 Hz, 75 Hz hay 100 Hz.
- Thời gian phản hồi: là khoảng thời gian cần thiết để có thể đổi màu một điểm ảnh. Những màn hình có chất lượng tốt có thể có thời gian phản hỏi là 1 ms.
 Có thể tuỳ chỉnh màn hình, chủ yếu là độ sáng. Đối với màn hình rời, việc tuỳ chỉnh thực hiện qua các nút trên màn hình. Đối với máy tính xách tay, có thể chỉnh trên bàn phím, ví dụ phím F11 để giảm sáng và F12 để tăng sáng.
Câu hỏi 2 (trang 29): Nêu và giải thích các thông số máy in?

Gợi ý trả lời:

Các thông số máy in và ý nghĩa của các thông số đó:
 - Độ phân giải: Tính bằng dpi (dots per inch) là số điểm ảnh trên một inch theo cả hai chiều ngang / dọc tương tự như cách tạo ảnh trên màn hình.
 - Tốc độ in: Là thời gian mà máy in cần để hoàn thành một bản in. Đơn vị đo là trang/phút (ppm) cho in đen trắng và màu.
 - Kích thước giấy: Là kích thước tối đa của giấy mà máy in có thể in được. Phổ biến nhất là khổ giấy A4. Các máy in phông, bạc có thể in khổ lớn đến vài mét.
2. KẾT NỐI MÁY TÍNH VỚI THIẾT BỊ SỐ
Hoạt động 2 (trang 29): Xem Hình 5.4 rồi cho biết tên các cổng kết nối của máy tính.

Gợi ý trả lời:

 A. AVG
 B. Cổng HDMI
 C. Cổng USB
 D. Cổng USB
 E. Cổng USB
 F. Cổng LAN
CÂU HỎI
Câu hỏi 1 (trang 31):
Cách kết nối thiết bị số với máy tính có phụ thuộc vào loại thiết bị không?

Gợi ý trả lời:

 - Cách kết nối thiết bị số với máy tính phụ thuộc vào từng loại thiết bị.
 - Mỗi thiết bị có thể có các cổng kết nối khác nhau và yêu cầu phương thức kết nối khác nhau.
Câu hỏi 2 (trang 31): Em hiểu như thế nào về tham số kết nối?

Gợi ý trả lời:

 Tham số kết nối là các thông số hoặc thông tin cần thiết để thiết lập kết nối giữa một ứng dụng và một thiết bị phần cứng. Các tham số này được sử dụng để xác định các thông tin cần thiết để kết nối với tài nguyên đó, bao gồm địa chỉ IP, tên miền, cổng kết nối, tên người dùng và mật khẩu.
LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 (trang 31):
Thực hiện kết nối máy tính với một điện thoại thông minh qua cổng USB để lấy ảnh từ điện thoại về máy tính tương tự như Ví dụ 1.

Gợi ý trả lời:

 - Gắn 1 đầu cáp vào điện thoại, đầu còn lại gắn vào máy tính.
 - Sau khi kết nối, điện thoại có thể hiển thị một thông báo yêu cầu cho phép kết nối USB, nhấn vào thông báo này và cho phép kết nối USB.
 - Trên máy tính, hãy mở Windows Explorer để truy cập vào ổ đĩa điện thoại thông minh, có thể tìm thấy tên thiết bị của mình trong danh sách các thiết bị được kết nối trên máy tính.
 - Sau khi truy cập vào ổ đĩa điện thoại thông minh chúng ta có thể tìm kiếm thư mục chứa các tập tin ảnh.
 - Chọn các tập tin ảnh muốn sao chép vào máy tính và sao chép chúng vào một thư mục trên máy tính.
Luyện tập 2 (trang 31): Thực hiện kết nối máy tính hay điện thoại di động với một tai nghe hay một loa bluetooth theo Ví dụ 2. Sau đó hãy bật nhạc từ máy tính hay điện thoại để trải nghiệm âm nhạc phát tới thiết bị Bluetooth.

Gợi ý trả lời:

 - Bật chế độ kết nối Bluetooth trên máy tính hoặc điện thoại.
 - Bật tai nghe hoặc loa Bluetooth và chuyển chúng sang chế độ kết nối Bluetooth.
 - Trên máy tính hoặc điện thoại, tìm kiếm các thiết bị Bluetooth có sẵn và chọn thiết bị muốn kết nối.
 Một lần kết nối thành công, máy tính hoặc điện thoại sẽ tự động kết nối với thiết bị Bluetooth mỗi khi nó được bật và ở chế độ kết nối. Bây giờ, chúng ta có thể bật nhạc từ máy tính hoặc điện thoại và trải nghiệm âm nhạc được phát tới tai nghe hoặc loa Bluetooth.
VẬN DỤNG:
Vận dụng 1 (trang 31):
Tìm hiểu máy quét ảnh theo các gợi ý sau: Máy quét là thiết bị ra hay vào? Mô tả chức năng. Những công nghệ khác nhau để chế tạo máy quét nếu có. Các thông số của máy quét ảnh là gì?

Gợi ý trả lời:

 - Máy quét là thiết bị vào.
 - Chức năng: Quét thông tin vào máy tính.
 - Công nghệ chế tạo máy quét:
 Quét 3D là công nghệ được sử dụng để chụp hình dạng của một đối tượng bằng máy quét 3D. Kết quả là một file 3D của đối tượng có thể được lưu, chỉnh sửa và thậm chí là in 3D. Nhiều công nghệ quét 3D khác nhau dùng để scan cơ khí, kiến trúc, đồ gỗ, chân dung người…. Mỗi công nghệ quét 3D đều có những hạn chế, ưu điểm và giá cả khác nhau.
 - Thông số máy quét ảnh:
  + Đa số các máy quét thông thường sử dụng cảm biến CCD (Charge Coupled Device). Các đơn vị này sử dụng một ống kính quang học, thường giống như một ống kính máy ảnh tốt, và một hệ thống gương, tập trung hình ảnh vào các tế bào CCD. CCD là một thiết bị tương tự (Analog), nó cần một bộ phận chuyển đổi A/D (Analog/Digital).
  + Các máy quét nhỏ gọn và siêu mỏng hiện nay sử dụng một chip CIS khác. Các đơn vị CIS này nhỏ và rẻ tiền, không có hệ thống quang học (không có ống kính, gương, đèn, và bộ phận chuyển đổi A/D).
Vận dụng 2 (trang 31): Tìm hiểu máy chiếu theo các gợi ý sau: Máy chiếu là thiết bị ra hay vào? Mô tả chức năng. Tìm hiểu những công nghệ khác nhau để chế tạo máy chiếu. Các thông số của máy chiếu là gì?

Gợi ý trả lời:

 - Máy chiếu là thiết bị ra.
 - Chức năng: Dùng để truyền tải hình ảnh trên màn trắng sáng (còn gọi là màn chiếu) với kích thước màn hình rộng lớn và có thể tùy chỉnh theo sở thích người dùng.
 - Các công nghệ khác nhau để chế tạo máy chiếu:
  + Máy chiếu LCD (liquid crystal display) là tổng hợp các hình ảnh màu dựa trên 3 màu cơ bản là: đỏ, lục và xanh dương (RGB) chúng hoạt động như cơ chế đang được dùng phổ biến trong cách chế tạo màn hình, in ấn.
  + Máy chiếu LCD chủ yếu dựa vào nguồn sáng trắng ban đầu và được tách thành 3 phần nguồn sáng đơn sắc là: Đỏ, lục, xanh dương toàn bộ các màu đơn sắc được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập.
 - Các thông số chính của máy chiếu bao gồm:
  + Độ sáng (Brightness): Đơn vị đo độ sáng của máy chiếu là ANSI Lumens. Độ sáng càng cao thì hình ảnh chiếu ra sẽ càng sáng, phù hợp với môi trường có ánh sáng nhiều.
  + Độ phân giải (Resolution): Độ phân giải của máy chiếu được đo bằng đơn vị pixel. Độ phân giải càng cao thì hình ảnh chiếu ra càng sắc nét. Hiện nay, độ phân giải phổ biến cho máy chiếu là Full HD (1920x1080 pixel) và 4K (3840x2160 pixel).
  + Tỷ lệ chiếu (Aspect ratio): Tỷ lệ chiếu của máy chiếu là tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của hình ảnh chiếu ra. Tỷ lệ chiếu phổ biến nhất là 16:9 và 4:3.
  + Độ tương phản (Contrast ratio): Độ tương phản là khả năng phân biệt được giữa các màu sắc tối và sáng của hình ảnh. Độ tương phản càng cao thì màu sắc trở nên rõ ràng hơn.
  + Kích thước ảnh chiếu (Projection size): Kích thước ảnh chiếu được tính bằng đơn vị inch. Kích thước ảnh chiếu tùy thuộc vào khoảng cách giữa máy chiếu và màn chiếu.
 …
Vận dụng 3 (trang 31): Máy chiếu khi kết nối sẽ trở thành màn hình mở rộng của máy tính. Có thể dùng chính ti vi thông minh làm màn hinh mở rộng của máy tính. Hãy tìm hiểu cách kết nối ti vi với máy tính để làm màn hình mở rộng theo gợi ý như bài Vận dụng 2.

Gợi ý trả lời:

 - Gắn đầu cáp "HDMI 1" vào máy tính, đầu “HDMI 2” vào ti vi thông minh.
 - Trên tivi thông minh sử dụng remote chọn nguồn vào của tivi là "HDMI 2" (tương ứng với cổng HDMI mà ta đã cắm trên tivi).

--- The end! ---

Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook