Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 25 - PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH (KNTT - ICT)

Bài 25 - Phần mềm chỉnh sửa ảnh (kntt - ict)  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 11 - sách Kết nối tri thức. Bài học này thuộc định hướng Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.
1. GIỚI THIỆU ẢNH SỐ
Ảnh số (digital image) là biểu diễn số của hình ảnh. Ảnh bitmap là một trong các loại ảnh số phổ biến với nhiều định dạng khác nhau như bmp, jpeg, png, gif, psd,...
 Ảnh bitmap thường được chụp từ camera hay máy quét,... là tập hợp các điểm ảnh (pixel). Mỗi điểm ảnh thường có dạng hình vuông nhỏ xác định bởi cặp (x, y) tương ứng với vị trí của điểm trên ảnh và được gán một bộ giá trị hữu hạn, rời rạc để biểu thị màu sắc, mật độ và cường độ tại điểm ảnh đó.
 Độ rõ nét của hình ảnh phụ thuộc vào độ phân giải, thường được xác định bởi số điểm ảnh trên một inch (dpi – dots per inch hay ppi – pixels per inch), chẳng hạn ảnh dùng để in thường có độ phân giải ít nhất là 300 dpi. Hai bức ảnh có cùng kích thước, ảnh sắc nét hơn là ảnh có độ phân giải cao hơn, chứa nhiều thông tin và có dung lượng lớn hơn.
 Ví dụ, ảnh cỡ 10 × 15 cm (xấp xỉ 4 × 6 inch) có độ phân giải 300 dpi có chiều rộng là 1200 pixel (bằng 4 × 300) và chiều dài là 1800 pixel (bằng 6 × 300). Nếu tập ảnh 1200 × 1800 pixel này được in với độ phân giải 400 dpi thì ảnh nhận được có kích thước cỡ 3 × 4.5 inch.
Số lượng điểm ảnh, là một cách khác để thể hiện độ phân giải của ảnh, là số điểm ảnh của bức ảnh. Ví dụ, camera chụp ảnh có kích thước 2560 × 1920 pixel có 4 915 200 điểm ảnh, xấp xỉ 5 triệu điểm ảnh được gọi là camera 5 megapixel.
2. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH
 Phần mềm chỉnh sửa ảnh cung cấp công cụ cho phép người sử dụng chỉnh sửa, thay đổi giúp cho ảnh đẹp, rõ nét hơn và có thể cắt bỏ những phần không cần thiết hay thêm vào các chi tiết khác. Các phần mềm chỉnh sửa ảnh đều có các chức năng cơ bản giống nhau và trong khuôn khổ sách này chúng ta sử dụng phần mềm nguồn mở GIMP (GNU Image Manipulation Program). Tệp tin chính của GIMP là xcf, loại tệp này có thể lưu trữ nhiều lớp, chứa thông tin về ảnh, độ trong suốt,...và nhiều thông tin khác cùng một dự án. Tuy nhiên, phần mềm làm việc được với nhiều loại tệp tin khác như bmp, jpeg, png,...
a) Giao diện của GIMP
 Màn hình làm việc của GIMP có thể có dạng như Hình 25.2 (chế độ một cửa sổ). Chế độ mặc định là nhiều cửa sổ, mỗi cửa sổ hiển thị một chức năng của GIMP. Để chuyển sang chế độ một cửa sổ, chọn Windows → Single-window Mode.
 Giao diện GIMP bao gồm:
Thanh bảng chọn: chứa các lệnh thường dùng liên quan đến tệp ảnh, các lệnh mở, lưu tệp ảnh.
Bảng công cụ: chứa các công cụ cơ bản của phần mềm như di chuyển, sao chép, cắt phần ảnh đang chọn, thêm chữ, tạo các hiệu ứng đặc biệt,...
Hộp tuỳ chọn công cụ: nằm dưới hộp công cụ, hiển thị các thuộc tính liên quan đến công cụ đang sử dụng.
Vùng hiển thị ảnh: hiển thị ảnh đang chỉnh sửa. Có thể quan sát và so sánh ảnh trước và sau mỗi bước chỉnh sửa bằng cách chọn chế độ xem trước (Split view) ở khung bên phải.
Các hộp chức năng: gồm phần trên chứa các hộp tuỳ chọn của cọ vẽ (Brushes), mẫu màu (Patterns), chuyển màu (Gradients), phía dưới là hộp quản lí lớp ảnh (Layer), hộp quản lí kênh màu (Channels),....
b) Một số thao tác cơ bản
 Mở tệp ảnh trong GIMP bằng lệnh File → Open hoặc kéo thả tệp ảnh vào màn hình GIMP. Các chức năng cơ bản nhất trong chỉnh sửa ảnh gồm:
 Phóng to hay thu nhỏ ảnh: Chọn nút lệnh Zoom trong bảng công cụ rồi nháy chuột vào vị trí muốn phóng to hay thu nhỏ. Em cũng có thể nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn của chuột để phóng to hay thu nhỏ tại vị trí của con trỏ.
 Cắt ảnh: Chọn nút lệnh Crop . Kéo thả chuột để chọn phần ảnh được giữ lại. Phần ảnh bị cắt sẽ được hiển thị mờ đi. Kéo thả chuột tại các điểm trên viền khung để thay đổi phần ảnh được chọn. Kéo thả các điểm bên trong khung để di chuyển ảnh gốc. Nhấn phím Enter để thực hiện cắt ảnh. Nhấn phím Esc để bỏ chọn ảnh.
 Xoay ảnh: Chọn nút lệnh Rotate hoặc nhấn tổ hợp phím Shift+R. Có thể nhập góc xoay và tâm xoay hoặc kéo thả chuột trực tiếp trên ảnh.
3. THỰC HÀNH
(Hình ảnh và hướng dẫn thực hành trong Bài 25, Bài 26, Bài 27, Bài 28 sử dụng phần mềm GIMP phiên bản 2.10.24 và sử dụng giao diện Icon Theme là Legacy để minh hoạ. Các tuỳ chỉnh giao diện như Theme, Icon Theme có thể thay đổi trong mục Edit → Preferences.)
Nhiệm vụ 1. Mở tệp, quan sát, phóng to, thu nhỏ ảnh trên màn hình
Hướng dẫn:
Bước 1. Khởi động GIMP và mở tệp ảnh.
Bước 2. Chọn nút lệnh Zoom trong bảng công cụ. Trong phần tuỳ chọn công cụ, chọn Zoom in nếu muốn phóng to, chọn Zoom out nếu muốn thu nhỏ. (Hình 25.3).
Bước 3. Nháy chuột vào vị trí muốn phóng to, thu nhỏ. Có thể nhấn giữ phím Ctrl trong khi lăn nút cuộn của chuột.
Nhiệm vụ 2. Thay đổi kích thước và độ phân giải của ảnh
 Vì chất lượng và kích thước của ảnh in ra phụ thuộc vào số điểm ảnh và độ phân giải của ảnh nên cần thay đổi kích thước ảnh hoặc độ phân giải.
Hướng dẫn:
Bước 1. Mở tệp ảnh cần thay đổi các thông số kích thước và độ phân giải.
Bước 2. Chọn Image → Scale Image.
Bước 3. Thay đổi các kích thước chiều ngang hoặc chiều cao trong các ô tương ứng Width hay Height. Thay đổi độ phân giải trong các ô X resolution hay Y resolution tuỳ theo mục đích. Rồi nháy nút Scale.
 Đơn vị chiều dài có thể là inches (in), milimeters (mm), points(pt),... Đơn vị của độ phân giải là số điểm ảnh trên một inch (Hình 25.4a).
Lưu ý: Khi thay đổi độ phân giải, số điểm ảnh vẫn giữ nguyên. Khi thay đổi kích thước ảnh, số điểm ảnh thay đổi. Ví dụ, ban đầu ảnh có 3120 × 3120 điểm ảnh với độ phân giải 72 dpi, ảnh in ra có kích thước là 43,3 × 43,3 inch (Hình 25.4a). Khi tăng độ phân giải lên 300 dpi thì ảnh sẽ có kích thước là 10,4 x 10,4 inch nhưng số điểm ảnh vẫn là 3120 × 3120 (Hình 25.4b). Nếu kích thước mỗi chiều giảm một nửa xuống còn 5,2 × 5,2 inch thì số điểm ảnh cũng giảm một nửa mỗi chiều là 1560 × 1560 (Hình 25.4c).
 Hình 25.5 thể hiện kết quả khi in cùng một ảnh (3120 × 3120 điểm ảnh) với các độ phân giải khác nhau trên cùng một cỡ giấy ảnh.
Nhiệm vụ 3. Thực hiện xoay ảnh, cắt ảnh, xuất ra tệp tin ảnh JPG
Hướng dẫn:
Bước 1. Mở tệp ảnh có hình bị nghiêng và có nhiều đối tượng không phù hợp (Hình 25.6). Cần xoay để cho hình thẳng lại và cắt bớt để bố cục ảnh đẹp hơn.
Bước 2. Chọn nút lệnh Rotate hoặc nhấn tổ hợp phím Shift+R.
Bước 3. Kéo thả chuột để xoay ảnh đến khi ưng ý. Cách khác, thay đổi giá trị góc quay (Angle), tâm quay trên hộp Rotate (Hình 25.7) rồi nháy chuột vào nút Rotate để xoay hoặc nháy chuột vào nút Reset nếu muốn quay lại hình ảnh ban đầu.
Bước 4. Đề cắt ảnh, em chọn nút lệnh Crop hoặc nhấn tổ hợp phím Shift+C.
Bước 5. Kéo thả chuột chọn phần ảnh cần giữ lại.
Bước 6. Thay đổi kích thước và vị trí của khung hình bằng cách kéo thả các nút trên khung. Kéo thả ảnh để di chuyển phần ảnh được giữ lại (Hình 25.9a).
Bước 7. Nhấn phím Enter để hoàn thành việc cắt ảnh (Hình 25.9b).
Bước 8. Để xuất ảnh dạng jpg, em chọn File → Export. Hộp thoại Export Image như Hình 25.10 xuất hiện.
Bước 9. Nhập tên và đường dẫn cho tệp ảnh.
Bước 10. Nếu muốn thay đổi định dạng ảnh, nháy chuột vào ô Select file type và chọn loại định dạng.
Bước 11. Chọn Export, một cửa sổ mới xuất hiện ra cho phép điều chỉnh các thông số của ảnh xuất. Nháy chuột chọn nút Export để thực hiện.
Lưu ý: Lệnh Save trong GIMP chỉ sử dụng để lưu tệp tin đang làm việc ở định dạng xcf.

“Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” - Thomas Edison

--- The end! ---
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook