1. Tạo danh sách
a) Danh sách có hoặc không có thứ tự
b) Danh sách mô tả
2. Thiết lập bảng
3. Thực hành tạo danh sách và bảng
Danh sách trong html cho phép nhóm và liệt kê tập hợp các mục tương tự nhau thành một danh sách để hiển thị. Các dạng danh sách trong html cơ bản gồm: danh sách không có thứ tự, danh sách có thứ tự và danh sách mô tả. Có thể tạo danh sách lồng nhau.
Trong danh sách các mục được hiển thị tuần tự, kí tự đầu dòng có thể là một số, chữ, dấu, ký hiệu hoặc hình ảnh. Cấu trúc của đoạn mã html tạo danh sách như sau:
• Để tạo danh sách có thứ tự, dùng cặp thẻ <ol></ol>. Để chọn kiểu đánh thứ tự và giá trị bắt đầu, dùng thuộc tính type và start (Hình 9.12):
- type: xác định kiểu đánh số. Các kiểu đánh số là: “1”,”A”,”a”,”I” và “i”.
- start: xác định giá trị bắt đầu đánh số, nhận giá trị là các số thực.
• Để tạo danh sách không có thứ tự, dùng cặp thẻ <ul></ul>. Để chọn ký tự đầu dòng, ta thiết lập giá trị của đặc tính list-style-type trong thuộc tính style bằng một trong 4 giá trị disc, circle, square và none. Hình 9.2 mô tả ví dụ một danh sách dùng hình vuông làm ký tự đầu dòng và kết quả.
Bảng được tạo từ các hàng, mỗi hàng gồm các ô dữ liệu. Hàng đầu tiên có thể là hàng tiêu đề. Ngôn ngữ HTML xây dựng bảng từ các thành phần tương ứng như trên. Các thành phần lần lượt được định nghĩa bởi các thẻ <table>- tạo bảng, <tr>- tạo hàng, <td>- tạo các ô dữ liệu và <th>- tạo ô tiêu đề.
Hình 9.4 mô tả đoạn mã html tạo một bảng bằng các thẻ trên (theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) và bảng kết quả thu được.
• Thêm tiêu đề: sử dụng thẻ <caption>, ngay sau thẻ <table> và trước thẻ <tr> đầu tiên.
• Tạo khung bảng: Trong HTML5, độ dày khung được thiết lập cho viền khung bảng hoặc khung của từng ô bằng thuộc tính con border của thuộc tính style có giá trị là một bộ ba thuộc tính nhỏ hơn sau:
trong đó, ba thuộc tính cách nhau bởi dấu cách, hai thuộc tính đầu là bắt buộc; thuộc tính kiểu_viền có thể nhận một trong bốn giá trị (solid, dotted, double, none), còn thuộc tính màu_viền mặc định là màu đen và có thể bỏ qua.
• Điều chỉnh kích thước: Sử dụng đặc tính con width và height của thuộc tính style. Kích thước được đặt có thể là theo tỷ lệ với khối bao ngoài đối tượng (%) hoặc theo số điểm ảnh (px).
Lưu ý: Không nên sử dụng kích thước theo px do các thiết bị hiển thị có sự khác nhau về kích thước và số điểm ảnh có thể dẫn đến bảng không hiển thị đúng như mong đợi.
• Gộp ô: Sử dụng thuộc tính rowspan (cho hàng) và colspan (cho cột). Bản chất của việc gộp ô là mở rộng một ô bằng cách thêm một số hàng hoặc một số cột lân cận có cùng nội dung. Việc này giúp tạo ra được bảng có cấu trúc phức tạp nhưng cũng làm cho việc đánh dấu, theo dõi và kiểm soát số lượng ô trở nên khó khăn hơn. Việc gộp ô trên hàng được thực hiện như sau (tương tự đối với cột, sử dụng thuộc tính colspan):
- Thêm rowspan= "số_hàng_muốn_ghép" cho phần tử <th> hoặc <td> thuộc hàng đầu tiên cần ghép.
- Đối với các hàng tiếp theo: Bỏ qua cặp thẻ <th> hoặc <td> tại vị trí tương ứng (nếu bước trên đặt rowspan= "3" thì bỏ qua hai hàng tiếp theo).
Bài 4. Giao thức mạng
Bài 5. Thực hành chia sẻ tài nguyên trên mạng
Bài 8. Định dạng văn bản
Bài 9. Tạo danh sách, bảng
Bài 10. Tạo liên kết
Bài 11. Chèn tệp tin đa phương tiện và khung nội tuyến vào trang web
Bài 12. Tạo biểu mẫu
Bài 13. Khái niệm, vai trò của CSS
Bài 14. Định dạng văn bản bằng CSS
Bài 15. Tạo màu cho chữ và nền
Bài 16. Định dạng khung
Bài 17. Các mức ưu tiên của bộ chọn
Bài 18. Thực hành tổng hợp thiết kế trang web
Bài 20. Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin
Bài 21. Hội thảo hướng nghiệp
Bài 26. Làm quen với Khoa học dữ liệu
Bài 27. Máy tính và Khoa học dữ liệu
Bài 28. Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức
Bài 29. Mô phỏng trong giải quyết vấn đề
Bài 30. Ứng dụng mô phỏng trong giáo dục
Bài 24. Xây dựng phần đầu trang web
Bài 25. Xây dựng phần thân và chân trang web
Bài 26. Liên kết và thanh điều hướng
Bài 27. Biểu mẫu trên trang web
Bài 28. Thực hành tổng hợp