1. Thuộc tính thẻ
2. Các định dạng trình bày văn bản
a) Định dạng tiêu đề
b) Định dạng đoạn văn bản
3. Các thẻ định dạng phông chữ
a) Định dạng kiểu chữ
b) Định dạng phông chữ
4. Thực hành định dạng văn bản và phông chữ
Mọi phần tử HTML đều có thể có thuộc tính. Thuộc tính của thẻ có tác dụng bổ sung thông tin, làm rõ các điều khiển được thẻ chỉ định.
Cú pháp để xác định thuộc tính: tên_thuộc_tính = "giá_trị", trừ các trường hợp đặc biệt chỉ cần tên thuộc tính để xác định giá trị Có hoặc Không.
Thuộc tính nằm trong thẻ bắt đầu (không nằm trong thẻ kết thúc), sau tên thẻ. Trong trường hợp thẻ có nhiều hơn một thuộc tính thì các thuộc tính được ngăn cách bởi dấu cách.
Ví dụ: Với thẻ có hai thuộc tính là thuộc_tính_1 nhận giá_trị_1 và thuộc_tính_2 nhận giá_trị_2, ta viết lệnh như sau:
Khi sử dụng thẻ <hx> trình duyệt sẽ sử dụng chúng để hiển thị trang web và định dạng văn bản giúp người dùng đọc lướt trang web theo tiêu đề. Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm sử dụng thẻ này để xác định cấu trúc và nội dung trang web.
Ví dụ 1: Đoạn mã html dưới đây minh họa một văn bản có 4 mức tiêu đề:
Cách đơn giản nhất để xác định đoạn là đặt nội dung đoạn trong cặp thẻ <p>Nội dung</p>. Khi gặp cặp thẻ <p>...</p> trình duyệt sẽ hiển thị nội dung đoạn trên dòng mới kèm với khoảng trống nhỏ trước và sau đoạn. Nội dung đoạn có thể chứa văn bản, hình ảnh và cả các phần tử khác nhưng không được chứa tiêu đề, danh sách, phần tử phân đoạn hoặc các phần tử dạng khối khác. Các đoạn được định dạng bằng thẻ <p> phù hợp với văn bản chứa nhiều chữ.
Khi cần thao tác với nhiều loại nội dung ta có thể sử dụng phần tử <div> và thẻ <span>. Cặp thẻ <div>...</div> hay <span>...</span> tạo một khối chứa nội dung bất kỳ đặt ở giữa hai thẻ. Phần tử <div> là một khối bắt đầu trên dòng mới, trong khi phần tử <span> có tác dụng tương tự nhưng sử dụng cho quy mô nhỏ hơn; nội dung khối hiển thị trên cùng dòng đang viết.
Để thêm các định dạng như khung, lề,... cho đoạn ta sử dụng thuộc tính style. Thuộc tính này sẽ được giới thiệu chi tiết trong các bài sau.
Lưu ý: Ngoài các thẻ định dạng đoạn và khối kể trên, còn có hai thẻ <br> và <hr> để xuống dòng hoặc tạo ra một đường kẻ ngang trên trang web.
Lưu ý:
- HTML5 không hỗ trợ thẻ <big> và <u>, để điều khiển em nên thay bằng giá trị font-size và text-decoration trong thuộc tính style.
- Các thẻ <strong>, <em> có cùng tác dụng định dạng chữ đậm, nghiêng giống các thẻ <b>, <i> nhưng các thẻ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào ngữ nghĩa của nội dung và được khuyến khích sử dụng nhiều hơn trong định dạng văn bản.
• Màu sắc: <p style = "color:màu”>Nội dung.</p>.
• Phông chữ: <p style = "font-family:tên phông”>Nội dung.</p>.
• Cỡ chữ: <p style = "font-size:cỡ”>Nội dung.</p>.
Có nhiều cách xác định cỡ chữ, phổ biến là dùng số kèm đơn vị (px-pixel, mm, cm,...) hoặc cỡ chữ thông dụng (small, medium, large,...).
Lưu ý:
- Giá trị màu sắc được sử dụng theo tiếng Anh: red, green, blue, grey, yellow, black, brown,... hoặc giá trị màu trong hệ RGB.
- Khi muốn thực hiện nhiều định dạng phông đồng thời ta đặt các cặp tên:giá trị trong phần giá trị của thuộc tính, ngăn cách nhau bởi dấu “;”.
Bài 4. Giao thức mạng
Bài 5. Thực hành chia sẻ tài nguyên trên mạng
Bài 8. Định dạng văn bản
Bài 9. Tạo danh sách, bảng
Bài 10. Tạo liên kết
Bài 11. Chèn tệp tin đa phương tiện và khung nội tuyến vào trang web
Bài 12. Tạo biểu mẫu
Bài 13. Khái niệm, vai trò của CSS
Bài 14. Định dạng văn bản bằng CSS
Bài 15. Tạo màu cho chữ và nền
Bài 16. Định dạng khung
Bài 17. Các mức ưu tiên của bộ chọn
Bài 18. Thực hành tổng hợp thiết kế trang web
Bài 20. Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin
Bài 21. Hội thảo hướng nghiệp
Bài 26. Làm quen với Khoa học dữ liệu
Bài 27. Máy tính và Khoa học dữ liệu
Bài 28. Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức
Bài 29. Mô phỏng trong giải quyết vấn đề
Bài 30. Ứng dụng mô phỏng trong giáo dục
Bài 24. Xây dựng phần đầu trang web
Bài 25. Xây dựng phần thân và chân trang web
Bài 26. Liên kết và thanh điều hướng
Bài 27. Biểu mẫu trên trang web
Bài 28. Thực hành tổng hợp