1. Định dạng văn bản bằng CSS
a) CSS định dạng phông chữ
b) CSS định dạng màu chữ
c) CSS định dạng dòng văn bản
2. Tính kế thừa và cách lựa chọn theo thứ tự của CSS
a) Tính kế thừa của CSS
b) Thứ tự ưu tiên khi áp dụng mẫu CSS
c) Sử dụng kí hiệu * và !important
3. Thực hành
CSS hỗ trợ thiết lập các thuộc tính liên quan đến chọn phông (font-family), chọn cỡ chữ (font-size), chọn kiểu chữ (font-style), độ dày nét chữ (font-weight) và nhiều thuộc tính khác.
• font-family: CSS cho phép thiết lập mẫu định dạng chọn phông sử dụng thuộc tính (font-family). Trên máy tính có thể cài đặt nhiều phông chữ khác nhau, mỗi phông chữ có một tên riêng. Tuy nhiên, các phông chữ có thể được chia làm năm loại sau: serif (chữ có chân); sans-serif (chữ không chân); monospace (chữ có chiều rộng đều nhau); cursive (chữ viết tay); fantasy (chữ trừu tượng).
Ví dụ: Mẫu CSS sau cho biết cách thiết lập phông chữ cho các thẻ h1, lựa chọn các phông ưu tiên theo thứ tự Times, Times New Romans, Tahoma, cuối cùng là một phông loại có chân bất kì.
• font-size: Thuộc tính này sẽ thiết lập cỡ chữ. Cú pháp của mẫu định dạng như sau:
Cỡ chữ có thể là một trong những dạng sau:
- Cỡ chữ theo đơn vị đo chính xác tuyệt đối, ví dụ: cm (centimét), mm (milimét), in (inch=2,54cm), px (pixel=1/96inch), pt (point=1/72inch).
- Cỡ chữ theo các đơn vị đo tương đối: em (so với cỡ chữ hiện thời của trình duyệt), ex (so với chiều cao chữ x của cỡ chữ hiện thời), rem (so với cỡ chữ của phần tử gốc html của tệp HTML).
- Cỡ chữ theo tỷ lệ phần trăm (%), cỡ chữ của phần tử cha.
- Cỡ chữ theo các mức xx-smal, x-smal, smal, medium, large, x-large, xx-large. Cỡ chữ mặc định là medium.
• font-style: Thuộc tính này thiết lập kiểu chữ thường hay chữ nghiêng của văn bản. Thuộc tính này có hai giá trị là normal (thường) và italics (nghiêng).
• font-weight: Thuộc tính này thiết lập kiểu chữ đậm. Giá trị của thuộc tính này có thể đặt bằng chữ là normal (bình thường), bold (đậm) hoặc đặt bằng các giá trị 100, 200,… 900, trong đó các mức độ viết đậm từ 500 trở lên.
Ví dụ: Mẫu sau thiết lập các thẻ strong và em với kiểu chữ nghiêng và đậm khác nhau.
Một số ví dụ thiết lập thuộc tính màu chữ.
Các mẫu định dạng loại này sẽ thiết lập các thuộc tính liên quan đến các dòng văn bản khi thể hiện trên trình duyệt. Để hiểu cách định dạng này cần biết đường cơ sở (baseline) và chiều cao dòng văn bản (line-height).
Đường cơ sở (baseline) là đường ngang mà các chữ cái đứng thẳng trên nó. Chiều cao dòng văn bản là khoảng cách giữa các đường cơ sở của các dòng trong cùng một đoạn văn bản. CSS sẽ mặc định coi chiều cao = 2em và thể hiện bằng cách bổ sung khoảng cách phía trên và dưới của văn bản. Hình 14.3 cho chúng ta hình dung đường cơ sở (baseline) và chiều cao dòng (line-height).
• line-height. Thuộc tính này dùng để thiết lập chiều cao dòng cho bộ chọn của mẫu định dạng. Ngoài các đơn vị đo thông thường, còn có thể thiết lập các số đo tương đối như sau:
• text-align. Thuộc tính này thiết lập căn lề cho các phần tử được chọn. Các kiểu căn hàng bao gồm: left, center, right, justify. Ví dụ:
• text-decoration. Thuộc tính này thiết lập tính chất “trang trí” dòng văn bản bằng các đường kẻ ngang trên, dưới hay giữa dòng. Thuộc tính này sẽ thay thế và mở rộng cho thẻ u của HTML. Thuộc tính này có bốn giá trị thường sử dụng là none (mặc định không trang trí), underline (đường kẻ dưới chữ), overline (đường kẻ phía trên chữ) và line-through (kẻ giữa dòng chữ) như minh họa ở Hình 14.4.
Lưu ý: Thuộc tính này không có tính kế thừa.
• text-indent. Thuộc tính định dạng thụt lề dòng đầu tiên. Nếu giá trị lớn hơn 0 thì dòng đầu tiên thụt vào. Nếu giá trị nhỏ hơn 0 thì dòng đầu tiên lùi ra ngoài còn gọi là thụt lề treo (hanging indent).
Ví dụ:Khi đó trình duyệt sẽ thực hiện mẫu định dạng được viết cuối cùng. Đây chính là tính chất “cascading” của CSS. Trong ví dụ mẫu CSS sau có hai định dạng cùng được áp dụng cho h1, mẫu đầu quy định căn giữa, mẫu sau quy định căn trái.
CSS còn cho phép sử dụng ký hiệu * và !important với ý nghĩa như sau:
• Kí hiệu * dùng trong bộ chọn sẽ có ý nghĩa là phần tử bất kì. Nếu có một mẫu định dạng chứa ký tự * thì định dạng này sẽ được áp dụng cho mỗi phần tử mà chưa có trong bất cứ mẫu định dạng nào khác của CSS. Mức độ ưu tiên của * là thấp nhất.
• Kí tự !important important nếu được sử dụng trong một mẫu định dạng thì mẫu này với thuộc tính tương ứng sẽ được ưu tiên cao nhất mà không phụ thuộc vào vị trí của mẫu trong CSS. Chú ý ký hiệu !important cần được viết ngay sau thuộc tính cần đánh dấu ưu tiên. Chỉ thuộc tính này của bộ chọn có thứ tự ưu tiên cao nhất.
Bài 4. Giao thức mạng
Bài 5. Thực hành chia sẻ tài nguyên trên mạng
Bài 8. Định dạng văn bản
Bài 9. Tạo danh sách, bảng
Bài 10. Tạo liên kết
Bài 11. Chèn tệp tin đa phương tiện và khung nội tuyến vào trang web
Bài 12. Tạo biểu mẫu
Bài 13. Khái niệm, vai trò của CSS
Bài 14. Định dạng văn bản bằng CSS
Bài 15. Tạo màu cho chữ và nền
Bài 16. Định dạng khung
Bài 17. Các mức ưu tiên của bộ chọn
Bài 18. Thực hành tổng hợp thiết kế trang web
Bài 20. Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin
Bài 21. Hội thảo hướng nghiệp
Bài 26. Làm quen với Khoa học dữ liệu
Bài 27. Máy tính và Khoa học dữ liệu
Bài 28. Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức
Bài 29. Mô phỏng trong giải quyết vấn đề
Bài 30. Ứng dụng mô phỏng trong giáo dục
Bài 24. Xây dựng phần đầu trang web
Bài 25. Xây dựng phần thân và chân trang web
Bài 26. Liên kết và thanh điều hướng
Bài 27. Biểu mẫu trên trang web
Bài 28. Thực hành tổng hợp