Biểu mẫu web hay phần tử form của HTML là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Dữ liệu được người dùng nhập vào form và xử lý tại chỗ hoặc gửi về máy chủ. Ta thường xuyên gặp các biểu mẫu (form) khi đăng ký tài khoản, mua hàng, tìm kiếm thông tin,...
Biểu mẫu web đầy đủ có hai thành phần:
• Thành phần thứ nhất là biểu mẫu hiển thị trên web được tạo thành bởi các đoạn mã HTML. Được sử dụng để người dùng nhập và gửi thông tin.
• Thành phần thứ hai là các ứng dụng hoặc script xử lý dữ liệu, thường nằm trên máy chủ. Thành phần này không thuộc phạm vi ngôn ngữ HTML, nên ta không đề cập ở đây.
Biểu mẫu web được tạo bởi thẻ <form> có cấu trúc chung như sau:
• Phần tử level định nghĩa nhãn có cấu trúc như sau:
Về mặt hiển thị của nhãn không có gì đặc biệt, tuy nhiên khi nháy chuột vào Tên_nhãn, con trỏ chuột sẽ được đưa vào vùng của phần tử input được xác định bởi thuộc tính for tương ứng.
• Phần tử input xác định vùng nhập dữ liệu. input xác định bởi thẻ đơn, không cần thẻ kết thúc. Phần tử input có cấu trúc như sau:
Trong đó:
- Thuộc tính name được sử dụng cho input khi thực hiện xử lý. Nghĩa là, tên_input được sử dụng để tham chiếu tới dữ liệu đã nhập khi thực hiện tính toán hay gửi tới máy chủ.
- Thuộc tính type xác định loại dữ liệu mà phần tử input chứa. Bảng 12.1 mô tả một số loại dữ liệu (type) thông dụng. Nội dung ví dụ nằm trong thẻ input sau mã định danh và trước thuộc tính name.
Lưu ý: Phần tử input chỉ dùng để nhập dữ liệu, muốn có thông tin về nội dung nhập phải tạo kèm label.
• Phần tử select có tác dụng cho phép người dùng chọn một trong các lựa chọn trong danh sách thả xuống. Phần tử select chứa nhiều thẻ option, mỗi cặp định nghĩa một lựa chọn trong danh sách. Cấu trúc phân tử select như sau:
• Phần tử textarea xác định một vùng nhập văn bản có nhiều dòng và cột. Cấu trúc của phần tử textarea như sau:
• Phần tử fieldset được dùng để nhóm các phần tử có liên quan trong biểu mẫu bằng cách vẽ một hình chữ nhật bao quanh các phần tử đặt trong cặp thẻ <fieldset>...</fieldset>. Ta có thể thêm tên cho nhóm phần tử bằng cách đặt phần tử legend trong phần tử fieldset tương ứng.
Bài 4. Giao thức mạng
Bài 5. Thực hành chia sẻ tài nguyên trên mạng
Bài 8. Định dạng văn bản
Bài 9. Tạo danh sách, bảng
Bài 10. Tạo liên kết
Bài 11. Chèn tệp tin đa phương tiện và khung nội tuyến vào trang web
Bài 12. Tạo biểu mẫu
Bài 13. Khái niệm, vai trò của CSS
Bài 14. Định dạng văn bản bằng CSS
Bài 15. Tạo màu cho chữ và nền
Bài 16. Định dạng khung
Bài 17. Các mức ưu tiên của bộ chọn
Bài 18. Thực hành tổng hợp thiết kế trang web
Bài 20. Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin
Bài 21. Hội thảo hướng nghiệp
Bài 26. Làm quen với Khoa học dữ liệu
Bài 27. Máy tính và Khoa học dữ liệu
Bài 28. Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức
Bài 29. Mô phỏng trong giải quyết vấn đề
Bài 30. Ứng dụng mô phỏng trong giáo dục
Bài 24. Xây dựng phần đầu trang web
Bài 25. Xây dựng phần thân và chân trang web
Bài 26. Liên kết và thanh điều hướng
Bài 27. Biểu mẫu trên trang web
Bài 28. Thực hành tổng hợp