Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 2 - TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG (KNTT - CS & ICT)

Bài 2 - Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống (kntt)
 Đây là bài soạn gợi ý trả lời SGK tin học 12 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em có nhiều sức khỏe và chăm ngoan học giỏi.
Khởi động (trang 9): Trong các cuộc tranh luận về AI thường có hai quan điểm sau:
 • Trong tương lai, AI sẽ có thể thông minh hơn nhiều và thay thế hoàn toàn con người.
 • AI có thể làm được nhiều việc nhưng không thể thay thế con người.
Em ủng hộ quan điểm nào trong hai quan điểm trên? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

 Em ủng hộ quan điểm thứ hai “AI có thể làm được nhiều việc nhưng không thể thay thế con người.”
Tại vì:
 Tính nhân văn, khả năng sáng tạo, đánh giá ngữ cảnh, tương tác xã hội và khả năng thích ứng, AI không thể thay thế hoàn toàn con người.

1. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ LĨNH VỰC

Hoạt động 1 (trang 9): Ngày nay, nhiều lĩnh vực đang có thay đổi lớn lao nhờ ứng dụng AI. Hãy chỉ ra một vài lĩnh vực mà em tìm hiểu được qua các phương tiện thông tin đại chúng và Internet.

Gợi ý trả lời:

 Một vài lĩnh vực có thay đổi lớn lao nhờ ứng dụng AI mà em tìm hiểu được qua các phương tiện thông tin đại chúng và Internet là: Hệ chuyên gia; y học và chăm sóc sức khỏe; giao thông vận tải; tài chính, ngân hàng; sản xuất; giáo dục.
Câu hỏi (trang 10): Hãy chỉ ra một vài lĩnh vực có sự phát triển đột phá nhờ vào những thành tựu của Al.

Gợi ý trả lời:

 Một vài lĩnh vực có sự phát triển đột phá nhờ vào những thành tựu của Al:
 Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xe tự lái, chẩn đoán y tế, nhận dạng giọng nói và khuôn mặt,…

2. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ MỘT VÀI CẢNH BÁO

Hoạt động 2 (trang 11): Trên cơ sở những thông tin về sự phát triển của AI ngày nay, hãy cho biết những suy nghĩ của em về tương lai của AI.

Gợi ý trả lời:

 Dựa trên những thông tin về sự phát triển của trí tuệ nhân tạo ngày nay, em có những suy nghĩ sau về tương lai của AI:
 Tích hợp thông minh vào cuộc sống hàng ngày, sự phát triển đa dạng của các ứng dụng, thách thức về đạo đức và trách nhiệm, ảnh hưởng quyền riêng tư, khả năng thiếu minh bạch, rủi ro về an ninh.
CÂU HỎI
Câu hỏi 1 (trang 13): Trên cơ sở các phân tích về khả năng xử lí ngôn ngữ của ChatGPT ở trên, hãy chỉ ra một vài ví dụ ứng dụng AI có khả năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi của người dùng.

Gợi ý trả lời:

Một vài ví dụ ứng dụng AI có khả năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi của người dùng:
 Công cụ tìm kiếm, trợ lý ảo, hệ thống trả lời tự động trong dịch vụ khách hàng, hệ thống hỏi đáp trong lĩnh vực y tế.
Câu hỏi 2 (trang 13): Hãy nêu một số nguy cơ có thể xảy ra liên quan tới việc phát triển AI.

Gợi ý trả lời:

 - Áp lực thất nghiệp
 - Ảnh hưởng quyền riêng tư
 - Khả năng thiếu minh bạch
 - Rủi ro về an ninh, an toàn

LUYỆN TẬP

Luyện tập 1 (trang 13): ChatGPT là một hệ thống AI sử dụng ngôn ngữ để tương tác với con người. Hãy nêu một vài ứng dụng AI sử dụng hình ảnh để tương tác.

Gợi ý trả lời:

Một số ứng dụng AI sử dụng hình ảnh để tương tác:
 - Nhận dạng khuôn mặt
 - Ứng dụng mua sắm có thể mua qua hình ảnh
 - Làm đẹp ảnh và chế ảnh tự động
Luyện tập 2 (trang 13): Vì sao cần ngăn cấm việc giao toàn quyền quyết định cho AI điều khiển vũ khí sát thương?

Gợi ý trả lời:

Tại vì:
 - Thiếu trách nhiệm và đạo đức
 - Rủi ro mất kiểm soát
 - Sự cố kỹ thuật và hiểu biết hạn chế
 - Tăng nguy cơ cho cuộc chiến tranh tự động
 - Đe dọa cho an ninh toàn cầu
Vận dụng (trang 13): Hãy tìm hiểu cách thức hoạt động của ứng dụng tìm đường trên Google Maps để nhận biết các biểu hiện “thông minh” của ứng dụng này.

Gợi ý trả lời:

Một số biểu hiện “thông minh” của ứng dụng Google Maps
 - Thu thập dữ liệu trên toàn cầu
 - Phân tích giao thông thời gian thực
 - Đề xuất tuyến đường tối ưu
 - Tính năng "Ngày" và "Đêm"
 - Tính năng gợi ý điểm đến
 - Tính năng tìm kiếm bằng giọng nói

---The end!---

CÙNG CHUYÊN MỤC:
PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 21 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 9 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 7 bài.
CHỦ ĐỀ 6. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 7. ỨNG DỤNG TIN HỌC

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook