Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 8 - THỰC HÀNH NÂNG CAO SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI (KNTT - CS & ICT)

Bài 8. Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội - kntt
 Đây là phần gợi ý trả lời SGK tin học 11 (bộ sách Kết nối tri thức). Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng Khoa học máy tính (CS) và Tin học ứng dụng (ICT). Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!
Nháy vào các mục bên dưới để xem nhanh hơn
Khởi động Luyện tập Vận dụng
Khởi động (trang 39): Thư điện tử trong hộp thư (Inbox) thường được hiển thị theo trình tự thời gian thư được gửi tới. Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những cách giúp em tìm đọc lại được những thư em đã nhận trước đây.

Gợi ý trả lời:

 - Đăng nhập vào Gmail.
 - Nháy vào Hộp thư đến, nhập cụm từ cần tìn vào ô Tìm kiếm trong thư, bấm phím Enter.
LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 (trang 42):
Tạo mới một vài nhãn trong hộp thư của em để phân loại các thư liên quan đến học tập và giải trí. Gắn nhãn phù hợp cho các thư và tìm kiếm chúng theo nhãn. Thực hiện việc chỉnh sửa và xoá nhãn.

Gợi ý cách thực hiện:

1. Tạo nhãn:
 - Đăng nhập vào tài khoản Gmail.
 - Nháy vào Hộp thư đến.
 - Chọn một thư đã nhận.
 - Nháy vào biểu tượng Nhãn.
 - Chọn Tạo mới.
 - Nhập tên nhãn vào hộp thoại và nháy nút Tạo.
 - Lúc này ta thấy xuất hiện tên nhãn Học tập.
 - Thực hiện tương tự để tạo nhãn Giải trí
2. Gắn nhãn cho các thư:
 - Nháy vào hộp thư đến.
 - Nháy chọn các thư muốn gắn nhãn.
 - Nháy vào biểu tượng nhãn.
 - Nháy chuột để đánh dấu check vào nhãn.
 - Nháy chuột vào Áp dụng
3. Tìm kiếm thư theo nhãn:
 - Nháy chuột vào tên nhãn (ví dụ Giải trí).
 - Tất cả các thư có trong nhãn sẽ được hiển thị.
4. Chỉnh sửa và xoá nhãn:
 - Nháy chuột vào dấu ba chấm bên phải tên nhãn.
 - Nháy vào Chỉnh sửa để sửa lại tên nhãn.
 - Nháy vào Xoá nhãn để xoá bỏ nhãn không cần dùng nữa.
Luyện tập 2 (trang 26): Kiểm tra việc cài đặt quyền riêng tư hiện tại trong tài khoản Facebook của em. Thực hiện các cài đặt phù hợp để tăng tính bảo mật cho tài khoản.

Gợi ý cách thực hiện:

 Để kiểm tra cài đặt quyền riêng tư hiện tại trong tài khoản Facebook có thể làm như sau:
 - Đăng nhập vào tài khoản Facebook trên điện thoại.
 - Chạm vào dấu ba gạch góc trên bên phải màn hình.
 - Chạm vào Cài đặt & quyền riêng tư.
 - Trên trang Cài đặt & quyền riêng tư, ta có thể xem và thay đổi cài đặt của mình cho các mục như Quyền riêng tư và Bảo mật, Quản lý bài đăng và Truyền thông và Phương tiện xã hội,…
 - Sau khi chỉnh sửa cài đặt, nhấp vào nút "Lưu thay đổi" để áp dụng cài đặt mới.
VẬN DỤNG
Vận dụng 1 (trang 42):
Khám phá phân loại thư bằng dấu sao. Nhận xét, so sánh ưu, nhược điểm với cách phân loại thư bằng dấu quan trọng.

Gợi ý trả lời:

 Đăng nhập vào Gmail của bạn, nhấn chuột vào biểu tượng bánh răng ở góc trên bên phải. Từ menu xổ xuống --> Chọn Settings.
 Khi màn hình cài đặt mở ra, nó sẽ hiển thị tab General theo mặc định. Tìm phần Stars (trên đầu). Bạn chọn Sao màu theo mặc định của Google hoặc chọn nhiều màu theo ý thích.
 Ngoài ra, bạn có thể kéo-và-thả mỗi ngôi sao hay biểu tượng đến phần In use: category từ mục Not in use. Với cách làm này bạn sẽ chọn được số lượng sao màu như ý muốn để sau này sử dụng.

Vận dụng 2 (trang 42):

Khám phá và sử dụng các tính năng liên quan tới cải đặt riêng tư cho tài khoản người dùng mạng xã hội Facebook:
 a) Xoá lịch sử hoạt động Facebook để ngắn Facebook phát tán quảng cáo đến người dùng.
 b) Bật, tắt dịch vụ vị trí của người dùng.

Gợi ý trả lời:

a)
 Mở Facebook trên máy tính, chọn biểu tượng hình tam giác ngược ở góc trên bên phải màn hình.
 Chọn nhật ký hoạt động --> Chọn bộ lọc.
 Chọn mục nhật ký hoạt động mình muốn xóa.
Chọn biểu tượng chỉnh sửa hình bút chì --> Chọn bỏ hoạt động tương ứng.
b)
 Bước 1: Vào cài đặt trên iPhone.
 Bước 2: Chọn quyền riêng tư
 Bước 3: Chọn dịch vụ định vị
 Bước 4: Tại đây bạn có thể bấm tắt dịch vụ định vị

--- The end! ---

Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người.
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook