Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Gợi ý trả lời sgk tin học 11 - Bài 4: Bên trong máy tính (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)

 Đây là phần gợi ý trả lời sgk tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng), Bài 4 - Bên trong máy tính. Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!



Khởi động (trang 21): Em có biết cụ thể trong thân máy có những bộ phận nào không?

Gợi ý trả lời:

Trong thân máy có những bộ phận sau:
 - Bộ nhớ trong
 - Phần mềm
 - Rom
 - Ram
 - CPU
1. CÁC THIẾT BỊ BÊN TRONG MÁY TÍNH
Hoạt động 1 (trang 21): Dưới đây là một số thiết bị bên trong thân máy, em có biết chúng là các thiết bị gì không?

Gợi ý trả lời:

 a) CPU
 b) Đĩa cứng
 c) RAM
 d) Bảng mạch mở rộng
CÂU HỎI
Câu hỏi 1 (trang 23):
Có thể đo tốc độ của CPU bằng số phép tính thực hiện trong một giây không?

Gợi ý trả lời:

 - Có thể đo được tốc độ của CPU bằng số phép tính thực hiện trong một giây.
 - Tốc độ xung nhịp của CPU là biểu thị số chu kỳ mà CPU có thể thực thi được mỗi giây, được đo bằng đơn vị Hertz (Hz) và còn có tên gọi khác là tần số PC, tần số CPU. Ví dụ, một CPU có tốc độ xung nhịp 3.2 GHz, tức thực hiện 3.2 tỷ chu kỳ mỗi giây.
Câu hỏi 2 (trang 23): Giá tiền của mỗi thiết bị nhớ có phải là một thông số đo chất lượng không?

Gợi ý trả lời:

 Giá tiền của mỗi thiết bị nhớ chưa chắc là một thông số đo chất lượng. Chất lượng của thiết bị nhớ còn tuỳ thuộc vào nhiều thứ như hãng sản xuất, thương hiệu,…
2. MẠCH LÔGIC VÀ VAI TRÒ CỦA MẠCH LÔGIC
Hoạt động 2 (trang 26): Bảng cộng trong Hình 4.8 cho thấy việc cộng hai số 1 bit có thể cho kết quả là một số 2 bit nếu phép cộng có nhớ. Khi cộng hai số nhiều bit, thì số nhớ được cộng tiếp vào hàng bên trái.
 Em hãy cho biết z và t là kết quả của phép lôgic nào của x và y?

Gợi ý trả lời:

z và t là kết quả của các phép lôgic sau:
 z = x AND y
 t = x XOR y
CÂU HỎI
Câu hỏi 1 (trang 26):
Thế nào là một mạch lôgic?

Gợi ý trả lời:

 Mạch lôgic hay mạch số là các mạch điện hay điện tử có đầu vào và đầu ra thể hiện các giá trị lôgic. Mọi mạch lôgic đều có thể xây dựng từ các cổng AND, OR và NOT.
Câu hỏi 2 (trang 26): Nêu tầm quan trọng của mạch lôgic.

Gợi ý trả lời:

Tầm quan trọng của mạch lôgic:
 - Cho phép các tín hiệu điện được xử lý một cách nhanh chóng và chính xác, giúp tạo ra các chức năng điều khiển và tính toán phức tạp trong các hệ thống điện tử.
 - Cho phép việc tăng tốc độ và giảm kích thước của các thiết bị điện tử đồng thời giảm chi phí sản xuất và tiêu thụ năng lượng.
LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 (trang 26):
Trong các thiết bị của máy tính, thiết bị nào có ảnh hưởng đến tốc độ xử lí của máy tính? Tại sao?

Gợi ý trả lời:

- Chip và tốc độ của chip: Chip đời cao, tốc độ xử lý nhanh sẽ làm máy tính chạy nhanh hơn.
- Bộ nhớ RAM: Dung lượng RAM càng lớn thì tốc độ xử lý của máy tính càng nhanh.
- Card màn hình: Card màn hình onboard sẽ làm tốc độ hoạt động của máy chậm hơn card màn hình rời.
Luyện tập 2 (trang 26): Thực hiện những phép cộng các số nhị phân nhiều chữ số sau đây rồi chuyển các số sang hệ thập phân. Ví dụ 111 + 110 = 1101, chuyển thành 7 + 6 = 13.
 a)1010 + 101
 b)1001 +1011

Gợi ý trả lời:

 a) 1010 + 101 = 1111
  10 + 5 = 15
 b)1001 + 1011 = 10100
  9 + 11 = 20

VẬN DỤNG (trang 26):

Có một chỉ số đo hiệu quả của máy tính là flops (floaing operation per second). Hãy tìm hiểu flops là gì và tại sao lại ít dùng với máy tính cá nhân.

Gợi ý trả lời:

FLOPS (Floating Point Operations Per Second) là một chỉ số đo hiệu suất tính toán của máy tính, được đo bằng số lượng phép tính toán dấu chấm động (floating-point arithmetic) mà máy tính có thể thực hiện trong một giây.
*Flops ít dùng cho máy tính cá nhân vì:
 Các chỉ số như tốc độ xử lý, bộ nhớ, tốc độ bus và các chỉ số khác đã trở thành những yếu tố quan trọng hơn để đo lường hiệu suất của máy tính.

--- The end! ---

CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 1-Hệ điều hành
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 2-Thực hành sử dụng hệ điều hành
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 3-Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 4-Bên trong máy tính
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 5-Kết nối máy tính với các thiết bị số
Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và chia sẻ thông tin
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 6-Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 7-Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 8-Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 9-Giao tiếp an toàn trên Internet
Chủ đề 4: Giới thiệu các hệ cơ sở dữ liệu
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 10-Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 11-Cơ sở dữ liệu
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 12-Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 13-Cơ sở dữ liệu quan hệ
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 14-SQL-Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 15-Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu
Chủ đề 5: Hướng nghiệp với tin học
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 16-Công việc quản trị cơ sở dữ liệu
Chủ đề 6: Thực hành tạo và khai thác cơ sở dữ liệu
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 17-Quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 18-Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 19-Thực hành tạo lập cơ sở dữ liệu và các bảng
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 20-Thực hành tạo lập các bảng có khoá ngoài (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 21-Thực hành cập nhật và truy xuất dữ liệu các bảng (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 22-Thực hành cập nhật bảng dữ liệu có tham chiếu (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 23-Thực hành truy xuất dữ liệu qua liên kết bảng (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 24-Thực hành sao lưu dữ liệu (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Chủ đề 7: Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 25-Phần mềm chỉnh sửa ảnh (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 26-Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 27-Công cụ vẽ và một số ứng dụng (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 28-Tạo ảnh động (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 29-Khám phá phần mềm làm phim (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 30-Biên tập phim (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 31-Thực hành tạo phim hoạt hình (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)

XEM THÊM:

1. Lý thuyết tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
2. Thực hành tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
3. Gợi ý trả lời SGK tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
4. Trắc nghiệm tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
5. Bài giảng điện tử tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
6. Kiểm tra tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)

☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook