Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

Gợi ý trả lời sgk tin học 11 - Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)

 Đây là phần gợi ý trả lời sgk tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng), Bài 12 - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu. Gợi ý trả lời cũng như hướng dẫn thực hành rất chi tiết cho tất cả các mục trong bài học. Các em truy cập vào để tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt!



Khởi động (trang 58):  Một CSDL lưu dữ liệu trên hệ thống máy tính dưới dạng các tệp có cấu trúc được thiết kế để nhiều người dùng có thể cùng khai thác dữ liệu trong CSDL đó. Tuy nhiên không phải tất cả người dùng đều biết về cấu trúc các tệp lưu dữ liệu và tự viết chương trình khai thác dữ liệu. Theo em, có thể giải quyết vấn đề này như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Để giải quyết vấn đề này dữ liệu phải được lưu dưới dạng một phần mềm hệ thống quản trị mà ai cũng có thể dễ dàng khai thác.
1. KHÁI NIỆM HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Hoạt động 1 (trang 58): Thảo luận về một phần mềm hỗ trợ thao tác dữ liệu
Để tạo ra, lưu trữ và sửa đổi một văn bản trên máy tính chúng ta cần một phần mềm soạn thảo văn bản. Để tạo ra và cập nhật một bảng điện tử chúng ta cần một phần mềm bảng tính. Theo em, một phần mềm hỗ trợ làm việc với các CSDL cần thực hiện được những yêu cầu nào dưới đây?
 A. Cung cấp công cụ tạo lập CSDL.
 B. Cập nhật dữ liệu và tự động kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu.
 C. Hỗ trợ truy xuất dữ liệu.
 D. Cung cấp giao diện để ai cũng có thể xem nội dung của các bảng dữ liệu một cách dễ dàng.

Gợi ý trả lời:

Đáp án đúng là:
 B. Cập nhật dữ liệu và tự động kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu.
 C. Hỗ trợ truy xuất dữ liệu.
 D. Cung cấp giao diện để ai cũng có thể xem nội dung của các bảng dữ liệu một cách dễ dàng.
CÂU HỎI
Câu hỏi 1 (trang 59):
Nêu những khó khăn trong việc khai thác CSDL nếu không có hệ QTCSDL.

Gợi ý trả lời:

Những khó khăn trong việc khai thác CSDL nếu không có hệ QTCSDL là:
 - Khó khăn trong việc lưu trữ dữ liệu.
 - Không có tính năng bảo mật.
 - Không có tính năng quản lý.
 - Khó khăn trong việc truy xuất dữ liệu.
 - Không thể đồng bộ hóa dữ liệu.
Câu hỏi 2 (trang 59):
Tóm tắt các nhóm chức năng của hệ QTCSDL.

Gợi ý trả lời:

a) Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu
 + Khai báo CSDL với tên gọi xác định. Một hệ QTCSDL có thể quản trị nhiều CSDL.
 + Tạo lập, sửa đổi kiến trúc bên trong mỗi CSDL.
 + Nhiều hệ QTCSDL cho phép cài đặt các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu để có thể kiểm soát tính đúng đắn của dữ liệu.
b) Nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu hay là nhóm chức năng thao tác dữ liệu với các chức năng sau:
 + Chức năng cập nhật dữ liệu, CSDL sau khi được khởi tạo chưa có dữ liệu, cần phải nhập dữ liệu vào. Theo thời gian, do biến động của thế giới thực hoặc do sai sót khi nhập dữ liệu, dữ liệu trong CSDL không còn đúng nữa. Hệ QTCSDL cần cung cấp các chức năng thêm, xoá, sửa dữ liệu.
 + Chức năng truy xuất dữ liệu theo những tiêu chí khác nhau.
c) Nhóm chức năng bảo mật, an toàn CSDL
 + Không phải mọi hệ QTCSDL đều cung cấp công cụ để mọi người có thể dễ dàng đọc nội đung các bảng dữ liệu. Dữ liệu cần được bảo mật, chỉ cung cấp cho người có thẩm quyền. Do vậy, nhiều hệ QTCSDL cung cấp phương tiện kiểm soát quyền truy cập dữ liệu.
 + Khi nhiều người được truy cập đồng thời vào CSDL sẽ nảy sinh ra vấn đề tranh chấp dữ liệu, chẳng hạn một người đang sửa trường dữ liệu của một bản ghi thì người kia ra lệnh xoá cả bản ghi. Trong những trường hợp như vậy, hệ QTCSDL cần cung cấp chức năng kiểm soát các giao dịch để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu.
 + Hệ QTCSDL cung cấp các phương tiện thực hiện sao lưu dự phòng (backup) để đề phòng các sự cố gây mất dữ liệu và khôi phục dữ liệu khi cần thiết.
d) Nhóm chức năng giao diện lập trình ứng dụng cung cấp cho các nhà phát triển ứng dụng CSDL các phương thức và các công cụ để họ có thể gửi được truy vấn đến CSDL từ ứng dụng mà họ phát triển, nhằm đáp ứng những nhu cầu công việc cụ thể.
2. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Hoạt động 2 (trang 60): Thảo luận về tra cứu trực tuyến điểm thi
 Khi lên mạng để tra cứu điểm thi vào lớp 10, thông thường trên màn hình chỉ yêu cầu nhập vài dữ liệu tối thiểu, ví dụ sau khi nhập số báo danh gần như ngay lập tức em nhận được đầy đủ thông tin họ tên, trường lớp, điểm thi cùng kết quả xét tuyển. Vậy, ngoài CSDL điểm thi cần có những gì để có thể cung cấp cho em thông tin như vậy?

Gợi ý trả lời:

 Ngoài CSDL điểm thi, hệ thống cần kết nối với các CSDL khác như CSDL học sinh, CSDL trường học, CSDL kết quả xét tuyển và có hệ thống liên kết để truy vấn dữ liệu giữa các CSDL này.
CÂU HỎI (trang 61):
Hệ QTCSDL và hệ CSDL khác nhau như thế nào?

Gợi ý trả lời:

 - Hệ QTCSDL là phần mềm cung cấp phương thức để lưu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu của CSDL, bảo mật và an toàn dữ liệu.  - Hệ CSDL là một hệ thống gồm ba thành phần: CSDL, hệ QTCSDL và các phần mềm ứng dụng CSDL.
1. KHÁI NIỆM HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CÂU HỎI (trang 63):
Hệ CSDL tập trung và hệ CSDL phân tán khác nhau như thế nào?

Gợi ý trả lời:

 *Hệ cơ sở dữ liệu tập trung: là hệ CSDL mà CSDL được lưu trữ tập trung trên một máy tính.
 *Hệ cơ sở dữ liệu phân tán: là hệ CSDL mà CSDL được lưu trữ phân tán ở nhiều máy tính khác nhau trên mạng máy tính.
LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 (trang 63):
Hãy lập danh sách các chức năng của hệ QTCSDL trong từng nhóm chức năng của hệ QTCSDL.

Gợi ý trả lời:

 a) Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu
 b) Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu
 c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu
Luyện tập 2 (trang 63): Hãy phân tích điểm mạnh và đểm yếu của CSDL phân tán so với CSDL tập trung.

Gợi ý trả lời:

- Điểm mạnh của CSDL phân tán so với CSDL tập trung:
 + Dễ dàng mở rộng, luôn có thể bổ sung thêm trạm dữ liệu vào hệ thống khi cần mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các trạm dữ liệu đang hoạt động.
 + Tính sẵn sàng và độ tin cậy được nâng cao.
 + Hệ thống hoạt động ổn định, hạn chế tối đa việc mất mát dữ liệu dù có thể có trạm dữ liệu gặp sự cố vì dữ liệu có thể được sao lưu nhiều bản đặt ở các trạm dữ liệu khác.
- Điểm yếu của CSDL phân tán so với CSDL tập trung:
 + Thiết kế và triển khai phức tạp.
 + Khó khăn hơn trong đảm bảo tính nhất quán và bảo mật dữ liệu.
 + Chi phí duy trì cao hơn.
VẬN DỤNG
Vận dụng 1 (trang 63):
Cho ví dụ về một hệ CSDL trên thực tế, chỉ rõ những thành phần của nó.

Gợi ý trả lời:

Ví dụ về hệ CSDL trên thực tế: hệ thống quản lý khách hàng của một công ty.
Hệ thống này bao gồm các thành phần sau:
 - Cơ sở dữ liệu: Là nơi lưu trữ tất cả thông tin về khách hàng, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email, lịch sử mua hàng, thông tin tài khoản,...
 - Giao diện người dùng: Làm nhiệm vụ cho phép người dùng truy cập vào hệ thống và thao tác với dữ liệu. Giao diện này có thể là một trang web hoặc một ứng dụng trên điện thoại.  - Hệ thống bảo mật: Đảm bảo an toàn cho
dữ liệu trên hệ thống bằng cách xác thực người dùng và giới hạn quyền truy cập.  - Hệ thống xử lý dữ liệu: Làm nhiệm vụ lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và hiển thị cho người dùng, đồng thời cập nhật dữ liệu mới vào cơ sở dữ liệu khi người dùng thực hiện các thao tác thay đổi.
 - Hệ thống phân tích dữ liệu: Cung cấp cho người quản lý các công cụ phân tích, thống kê để giúp đưa ra các quyết định quản lý thông minh và hiệu quả.
Vận dụng 2 (trang 63): Hãy tìm hiểu qua Internet tên một số hệ quản trị CSDL quan hệ thông dụng.

Gợi ý trả lời:

Một số hệ quản trị CSDL thông dụng:
 - Oracle.
 - MySQL.
 - Microsoft SQL Server.
 - Microsoft Access.

--- The end! ---

CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 1-Hệ điều hành
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 2-Thực hành sử dụng hệ điều hành
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 3-Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 4-Bên trong máy tính
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 5-Kết nối máy tính với các thiết bị số
Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và chia sẻ thông tin
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 6-Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 7-Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 8-Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 9-Giao tiếp an toàn trên Internet
Chủ đề 4: Giới thiệu các hệ cơ sở dữ liệu
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 10-Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 11-Cơ sở dữ liệu
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 12-Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 13-Cơ sở dữ liệu quan hệ
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 14-SQL-Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 15-Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu
Chủ đề 5: Hướng nghiệp với tin học
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 16-Công việc quản trị cơ sở dữ liệu
Chủ đề 6: Thực hành tạo và khai thác cơ sở dữ liệu
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 17-Quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 18-Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 19-Thực hành tạo lập cơ sở dữ liệu và các bảng
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 20-Thực hành tạo lập các bảng có khoá ngoài (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 21-Thực hành cập nhật và truy xuất dữ liệu các bảng (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 22-Thực hành cập nhật bảng dữ liệu có tham chiếu (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 23-Thực hành truy xuất dữ liệu qua liên kết bảng (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 24-Thực hành sao lưu dữ liệu (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Chủ đề 7: Phần mềm chỉnh sửa ảnh và làm video
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 25-Phần mềm chỉnh sửa ảnh (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 26-Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 27-Công cụ vẽ và một số ứng dụng (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 28-Tạo ảnh động (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 29-Khám phá phần mềm làm phim (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 30-Biên tập phim (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)
Gợi ý trả lời sgk tin 11: Bài 31-Thực hành tạo phim hoạt hình (Gợi ý trả lời sgk tin học 11)

XEM THÊM:

1. Lý thuyết tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
2. Thực hành tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
3. Gợi ý trả lời SGK tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
4. Trắc nghiệm tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
5. Bài giảng điện tử tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)
6. Kiểm tra tin học 11 (Sách kết nối tri thức - Định hướng tin học ứng dụng)

☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook