Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 8 - THỰC HÀNH NÂNG CAO SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI (KNTT)

Bài 8-Thực hành nâng cao sử dụng thư điện tử và mạng xã hội - kntt  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 11 - sách Kết nối tri thức. Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (cs) và Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.


1. ĐÁNH DẤU VÀ PHÂN LOẠI THƯ ĐIỆN TỬ

 Việc đánh dấu, phân loại thư điện tử để sắp xếp hộp thư một cách hợp lí sẽ giúp việc thực hiện và tìm kiếm thư điện tử thuận tiện hơn. Dưới đây là một số cách đơn giản để thực hiện điều này của dịch vụ thư điện tử phổ biến nhất hiện nay là Gmail.

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu dấu hiệu thư quan trọng trong Gmail

 Gmail hỗ trợ tự động xác định và đánh dấu thư thuộc loại quan trọng (dấu quan trọng màu vàng – Hình 8.1) bằng cách dựa vào các dấu hiệu như: người gửi và tần suất gửi cho một người; thư điện tử được mở và trả lời; từ khoá có trong thư điện tử thường xuyên đọc; thư điện tử được gắn dấu sao, lưu trữ hoặc xoá,...

Hướng dẫn:

Bước 1. Vào hộp thư đến, di chuyển con trỏ chuột vào dấu quan trọng màu vàng để biết lí do thư đó được đánh dấu là quan trọng.
Bước 2. Nháy chuột vào dấu quan trọng (màu vàng) để thay đổi trạng thái quan trọng/không quan trọng của thư điện tử đó.
Bước 3. Thực hiện tìm kiếm is: important trong Gmail để hiển thị danh sách tất cả thư điện tử quan trọng.

Nhiệm vụ 2. Sắp xếp phân loại thư trong Gmail bằng Nhãn

 Sử dụng nhãn (Label) để sắp xếp, phân loại trong hộp thư đến giúp tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm lại các thư, tránh thất lạc thông tin ở các thư cũ và quản lý việc nhận thư từ các địa chỉ thư điện tử dễ dàng hơn.
Lưu ý: Nhãn khác với thư mục. Khi em xoá một thư, thư đó sẽ bị xoá khỏi mọi nhãn đính kèm cũng như trong hộp thư đến.

Hướng dẫn:

Bước 1. Tạo nhãn: Truy cập vào Gmail. Nháy chuột vào Danh sách mở rộng ở bên trái cửa sổ; nháy chuột vào tạo nhãn mới. Sau khi đặt tên nhãn, nháy chọn Save để lưu lại.
Bước 2. Gán nhãn cho các thư trong hộp thư đến. Thực hiện theo các bước ở Hình 8.2.

2. KHAI THÁC MỘT CHỨC NĂNG NÂNG CAO CỦA MẠNG XÃ HỘI

Nhiệm vụ 3. Tạo Fanpage trên Facebook

 Fanpage là trang web trên Facebook giúp các tổ chức, doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm. Em hãy tạo Fanpage của lớp mình để đăng tải các bài viết, ảnh, video và sự kiện của trường, lớp.

Hướng dẫn:

Bước 1. Đăng nhập vào Facebook. Nháy chuột vào biểu tượng Menu để mở danh sách các lệnh. Trong mục Tạo, chọn Trang.
Bước 2. Làm theo các hướng dẫn tại Hình 8.3.
Bước 3. Nhập nội dung, hình ảnh, các bài viết cho trang Fanpage vừa tạo và chia sẻ với bạn bè về trang này.
Bước 4. Khám phá các tính năng về quản lí trang để thực hiện quản lí trang Fanpage của lớp em.
Lưu ý: Việc tạo và quản lí các Fanpage để quảng bá thương hiệu của một tổ chức hay một trang thương mại điện tử được thực hiện theo cách tương tự.

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu và cài đặt quyền riêng tư trên Facebook
Hướng dẫn:

- Thiết lập những người có thể xem các bài viết của mình trong tương lai:
Bước 1. Đăng nhập vào Facebook. Chọn Cài đặt => Quyền riêng tư để mở trang thông tin, hướng dẫn.
Bước 2. Đọc kĩ các thông tin giải thích về Cài đặt quyền riêng tư và công cụ để thực hiện.
Bước 3. Tìm hiểu và thiết lập những người có thể xem các bài viết của em trong tương lai (Hình 8.4).
Bước 4. Kiểm thử các cài đặt vừa thiết lập.
- Thiết lập các quyền liên quan đến trang cá nhân và gắn thẻ.
Bước 1. Chọn Cài đặt => Trang cá nhân và gắn thẻ trong Facebook.
Bước 2. Quan sát và giải thích ý nghĩa các lựa chọn tại Hình 8.5.
Bước 3. Thực hiện các thiết lập phù hợp tại Trang cá nhân và gắn thẻ.
Bước 4. Kiểm thử lựa chọn vừa thiết lập.

“Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” - Thomas Edison

--- The end! ---
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook