Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 2 - THỰC HÀNH SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH (KNTT)

Bài 2-Thực hành sử dụng hệ điều hành - kntt  Đây là bài soạn lý thuyết tin học 11 - sách Kết nối tri thức. Bài học này là kiến thức cốt lõi chung cho cả hai định hướng: Khoa học máy tính (cs) và Tin học ứng dụng (ict). Quý Thầy Cô và các em học sinh truy cập để làm tài liệu tham khảo nhé. Chúc Thầy Cô dạy tốt, chúc các em học sinh học giỏi.


Nhiệm vụ 1. Sử dụng một số chức năng cơ bản của hệ điều hành cho máy tính cá nhân

 Ở Bài 1, em đã biết hệ điều hành cho máy tính cá nhân như Windows, macOS và Linux. Em hãy thực hành sử dụng các chức năng sau (với hệ điều hành Windows hoặc hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu):
 * Cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng.
 * Quản lí tệp và thư mục

Hướng dẫn:

 * Cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng.
 - Quan sát giao diện đồ hoạ các cửa sổ, các biểu tượng và con trỏ. Mỗi cửa sổ hay biểu tượng đều có tên. Con trỏ dùng để chọn đối tượng làm việc.
 - Nhận biết các biểu tượng trên màn hình như: tệp, thư mục, nút lệnh,...
 - Truy cập nhanh các phần mềm ứng dụng nhờ thanh công việc hay nút Start.
 - Quan sát thanh trạng thái hiển thị các biểu tượng và cho biết trạng thái làm việc của máy tính như kết nối mạng, dung lượng pin, mức loa, chế độ bàn phím,...
 - Thực hành các thao tác làm việc với biểu tượng như nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phải chuột, kéo thả chuột.
 * Quản lí tệp và thư mục
 - Sử dụng tiện ích File Explorer của Windows để quản lí tệp và thư mục.
 - Trong cửa sổ File Explorer, nháy chuột (nháy đúp chuột) vào biểu tượng thư mục để xem nội dung bên trong (các tệp và thư mục con).
 - Thực hành quản lí thư mục gồm: tạo mới, đổi tên, xoá, di chuyển thư mục.
 - Thực hành quản lí tệp trên Ubuntu gồm: đổi tên, xoá, di chuyển tệp và chạy ứng dụng với tệp chương trình.
 - Nháy đúp chuột vào biểu tượng của tệp ứng dụng hoặc tệp dữ liệu để kích hoạt ứng dụng tương ứng.
 - Nháy nút phải chuột vào một đối tượng để làm xuất hiện bảng chọn gồm các lệnh có thể thực hiện được với đối tượng đó như minh hoạ trong Hình 2.5.

Nhiệm vụ 2. Sử dụng một số tiện ích trên hệ điều hành máy tính cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy

 Tiện ích là những phần mềm công cụ hỗ trợ nhiều công việc khác nhau như ứng dụng tính toán, chụp ảnh màn hình, gõ tiếng Việt hoặc các phần mềm nâng cao hiệu quả làm việc với máy tính như nén tệp, quét Virus. Có một số tiện ích được cài đặt cùng với hệ điều hành như tiện ích kiểm tra đĩa cứng hay kiểm tra kết nối mạng nhưng cũng có những tiện ích không có sẵn, được cài đặt sau. Một khi được cài đặt chúng được tích hợp như một dịch vụ trên hệ điều hành, ví dụ các tiện ích nén dữ liệu zip hay bộ gõ bàn phím Unikey.
 Em hãy thực hành tiện ích kiểm tra đĩa và hợp mãnh trên đĩa cứng.

Hướng dẫn:

 Đĩa cứng ghi dữ liệu theo các đường tròn đồng tâm gọi là đường ghi (track), mỗi đường gồm nhiều cung (sector), mỗi cung ghi 512 Byte dữ liệu. Việc đọc, ghi được thực hiện theo đơn vị liên cung (cluster), thường gồm 8 cung.
 Khi ghi tệp, hệ điều hành tìm các vùng trống trên đĩa để ghi, những vùng này có thể nằm trên các đường ghi khác nhau làm tệp bị phân mãnh. Khi đó, thời gian đọc, ghi tệp tăng lên nhiều lần vì đầu từ phải dịch chuyển (một cách cơ học) từ đường ghi này sang đường ghi khác. Việc tổ chức lại tệp sao cho các liên cung của một tệp được ghi liên tục, giảm hoạt động di chuyển đầu từ sẽ giúp tăng tốc độ truy cập đĩa cứng. Tiện ích tối ưu hoá (Optimize), còn có tên là hợp mãnh (Defragment) cho phép thực hiện công việc này.
 Do nhiều nguyên nhân, có thể xảy ra các lỗi tệp như một liên cung mất liên kết với tệp, tạo thành các đoạn dữ liệu “mồ côi”, có trên đĩa nhưng không khai thác được hoặc tình trạng chồng chéo, khi có vài tệp liên kết đến cùng một liên cung. Ngoài ra, còn có tình trạng một số cung bị hỏng vật lí (bad sector), đọc ghi không được, cần phải loại bỏ danh sách sử dụng. Tiện ích kiểm tra đĩa (Check disk) dùng để khử các lỗi trên để việc đọc, ghi đĩa trở lại bình thường.
 Các bước để sửa lỗi đĩa và hợp mãnh:
Bước 1. Sử dụng File Explorer và tìm danh sách các ổ đĩa. Nháy nút phải chuột vào ổ đĩa muốn xử lí rồi chọn Properties.
Bước 2. Trong cửa sổ Properties của đĩa cứng, chọn Tools.
Bước 3. Chọn Check để kiểm tra và khắc phục lỗi đĩa; Chọn Optimize để tối ưu hoá, hợp mảnh.
Lưu ý: Chức năng hợp mảnh chỉ có tác dụng đối với đĩa từ. Việc hợp mảnh có thể mất nhiều thời gian nếu dung lượng đĩa lớn.

Nhiệm vụ 3. Sử dụng một số tiện ích trên hệ điều hành cho thiết bị di động

1. Em hãy kể tên một số các tiện ích của hệ điều hành Android hoặc iOS cho thiết bị di động mà em biết.
 Thiết bị di động như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng cung cấp cho người dùng nhiều tiện ích cá nhân như quản lí danh bạ, nhắn tin, hẹn giờ, lịch, quản lí ảnh, quản lí tệp,...
2. Giao diện quản lí danh bạ
 Hãy tìm hiểu trên điện thoại em đang sử dụng để thực hiện các chức năng sau:
 - Hiển thị danh bạ.
 - Thêm một người vào danh bạ với các thông tin về số điện thoại, địa chỉ, nhóm; sửa thông tin của một người trong danh bạ; chia sẻ thông tin danh bạ.
 - Xoá một người khỏi danh bạ.
 - Truy cập danh bạ để gọi điện thoại nhanh.
3. Đặt lịch, hẹn giờ, nhắc việc
 - Mở giao diện đồng hồ, sau đó đặt một công việc nhắc hẹn vào một giờ định trước, một ngày định trước.
 - Đặt hẹn một công việc hằng ngày để được nhắc hằng ngày.
4. Quản lí ứng dụng
 - Xem các ứng dụng được tải và cài trên máy.
 - Xoá ứng dụng không cần thiết.

“Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” - Thomas Edison

--- The end! ---
CÙNG CHUYÊN MỤC:

PHẦN I. KIẾN THỨC CỐT LÕI CHUNG CHO CẢ HAI ĐỊNH HƯỚNG (CS) VÀ (ICT) - 16 bài.
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
CHỦ ĐỀ 4. GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 5. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

PHẦN II. ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH (CS) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. KĨ THUẬT LẬP TRÌNH
Bài 17. Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 18. Thực hành dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Bài 19. Bài toán tìm kiếm
Bài 20. Thực hành bài toán tìm kiếm
Bài 21. Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bài 22. Thực hành bài toán sắp xếp
Bài 23. Kiểm thử và đánh giá chương trình
Bài 24. Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 25. Thực hành xác định độ phức tạp thời gian thuật toán
Bài 26. Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài 27. Thực hành thiết kế chương trình theo phương pháp làm mịn dần
Bài 28. Thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 29. Thực hành thiết kế chương trình theo mô đun
Bài 30. Thiết lập thư viện cho chương trình
Bài 31. Thực hành thiết lập thư viện cho chương trình

PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (ICT) - 15 bài.
CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook