TÓM TẮT NỘI DUNG:
1. Khái niệm về thiết kế đồ hoạ máy tính
2. Kiến thức, kỹ năng cần có của người thiết kế đồ hoạ
3. Học tập và làm việc trong ngành thiết kế đồ hoạ
1. Khái niệm về thiết kế đồ hoạ máy tính
2. Kiến thức, kỹ năng cần có của người thiết kế đồ hoạ
3. Học tập và làm việc trong ngành thiết kế đồ hoạ
1. KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
- Thiết kế đồ họa là việc dàn dựng bố cục, sắp xếp, chỉnh sửa hình ảnh, lựa chọn màu sắc để sáng tạo các thông điệp truyền thông hấp dẫn và thu hút, đáp ứng yêu cầu truyền đạt thông tin một cách hiệu quả nhằm phục vụ mục đích tuyên truyền hoặc kinh doanh. Tùy theo phương thức thể hiện, thông điệp truyền thông có thể là các ấn phẩm (tấm thiếp, tờ rơi, logo, biển hiệu, áp phích, tài liệu quảng cáo/giới thiệu sản phẩm, bìa sách/tạp chí,…), các trang web,…- Các hình ảnh đồ họa thường bao gồm nhiều thành phần như văn bản, các đối tượng hình ảnh như các đường, các hình cơ bản hay hình vẽ, ảnh chụp, màu sắc,… Nhiệm vụ của người thiết kế đồ họa là lựa chọn, vẽ, cắt, ghép, sắp xếp các thành phần trên để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Thiết kế đồ họa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau:
- Giúp tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp của tổ chức hoặc cá nhân đối với mọi người thông qua các sản phẩm như logo, áp phích, danh thiếp, thẻ nhân viên, hình ảnh trên mạng xã hội…
- Mang lại trải nghiệm đặc biệt cho độc giả, người xem thông qua các hình ảnh truyền thông thu hút và hấp dẫn.
- Tăng hiệu quả tiếp thị và doanh thu nhờ các tờ rơi, quảng cáo,... với các hình ảnh sản phẩm bắt mắt ấn tượng.
2. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NGƯỜI THIẾT KẾ ĐỒ HỌA.
- Bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có kiến thức, kỹ năng nhất định. Đối với ngành thiết kế đồ họa, ngoài kỹ năng vẽ, sắp xếp các đối tượng đồ họa thì còn đòi hỏi những yêu cầu sau:
+ Có kiến thức về công nghệ nói chung và thành thạo kĩ năng máy tính và các thiết bị thông minh nói riêng, đặc biệt là kiến thức và kĩ năng làm việc trên các phần mềm đồ họa máy tính như Adobe Photoshop, CorelDraw, GIMP, inDesign, Scribus, AutoCard, Corel Designer, Solld Works,…. Ngoài ra, kiến thức về công nghệ in ấn cũng là điểm cộng đối với những người thiết kế đồ họa.
+ Người làm đồ hoạ máy tính cần luôn học hỏi những điều mới, cần có kiến thức rộng về các lĩnh vực như toán học, vật lí, nghệ thuật, xã hội,… để có thể ứng dụng trong công việc của mình. Đồng thời, họ cần phải có kĩ năng nhận biết được xu hướng, nắm bắt được nhu cầu của xã hội, tìm kiếm thông tin, tra cứu tài liệu để học hỏi và theo kịp với xu thế của đời sống, xã hội.
+ Bên cạnh đó, người làm thiết kế đồ hoạ không thể thiếu được khả năng sáng tạo, sự yêu thích cái đẹp, kĩ năng đánh giá, phản biện, phân tích, cũng như tư duy với con số và khả năng ngoại ngữ.
3. HỌC TẬP VÀ VIỆC LÀM TRONG NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ
- Để bắt đầu với lĩnh vực thiết kế đồ hoạ, có thể theo học tại: các trung tâm, trường dạy nghề. Cũng có thể theo học bậc đại học, cao đẳng tại các trường về mĩ thuật kiến trúc, thiết kế hoặc nhiều trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin cũng đào tạo chuyên ngành Thiết kế đồ hoạ trên máy tính.- Có thể tìm kiếm thông tin về hướng nghiệp, việc làm trên Internet thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google Search, Bing,… với các từ khoá về nghề như thiết kế đồ hoạ, thiết kế mĩ thuật, thiết kế 3D, thiết kế giao diện, nhận diện thương hiệu, thiết kế quảng cáo,… Cũng có thể truy cập vào các diễn đàn, dịch vụ tìm kiếm việc làm như Linkedln, Vietnamworks,… để tìm kiếm cũng như trao đổi thông tin.
- Những cơ hội nghề nghiệp như: chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, xưởng phim hoạt hình và truyện tranh, các toà soạn, các nhà xuất bản, cơ quan truyền hình, báo chí,…
- Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, có thể tự thành lập doanh nghiệp, các công ty thiết kế, dịch vụ studio hoặc tư vấn, giảng dạy tại các trường học, trung tâm, câu lạc bộ,…
- Cơ hội làm thêm tại nhà như thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu,…khi đã có những kinh nghiệm cần thiết, em hoàn toàn có thể tự mở công ty riêng cho mình, nhận dự án của các công ty, tổ chức,…
--- The end! ---
CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1.MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
Bài 1. Thông tin và xử lí thông tin
Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Bài 3. Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Bài 4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Bài 5. Dữ liệu lôgic
Bài 6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
Bài 7. Thực hành sử dụng thiết bị thông dụng
Chủ đề 2.Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Bài 3. Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Bài 4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Bài 5. Dữ liệu lôgic
Bài 6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
Bài 7. Thực hành sử dụng thiết bị thông dụng
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 8. Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
Bài 9. An toàn trên không gian mạng
Bài 10. Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
Chủ đề 3.Bài 9. An toàn trên không gian mạng
Bài 10. Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Bài 12. Phần mềm thiết kế đồ hoạ
Bài 13. Bổ sung đối tượng đồ hoạ
Bài 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Bài 15. Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ
Chủ đề 5.Bài 13. Bổ sung đối tượng đồ hoạ
Bài 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Bài 15. Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Bài 16. Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python
Bài 17. Biến và lệnh gán
Bài 18. Các lệnh vào ra đơn giản
Bài 19. Câu lệnh điều kiện if
Bài 20. Câu lệnh lặp for
Bài 21. Câu lệnh lặp while
Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách
Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Bài 24. Xâu kí tự
Bài 25. Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Bài 26. Hàm trong Python
Bài 27. Tham số của hàm
Bài 28. Phạm vi của biến
Bài 29. Nhận biết lỗi chương trình
Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản
Bài 32. Ôn tập lập trình Python
Chủ đề 6.Bài 17. Biến và lệnh gán
Bài 18. Các lệnh vào ra đơn giản
Bài 19. Câu lệnh điều kiện if
Bài 20. Câu lệnh lặp for
Bài 21. Câu lệnh lặp while
Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách
Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Bài 24. Xâu kí tự
Bài 25. Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Bài 26. Hàm trong Python
Bài 27. Tham số của hàm
Bài 28. Phạm vi của biến
Bài 29. Nhận biết lỗi chương trình
Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản
Bài 32. Ôn tập lập trình Python
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC
CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN: