Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTCK II - NĂM HỌC: 2022-2023, MÔN TIN HỌC 10 (KNTT)

Đề cương ôn tập KTCK 2 - năm học 2022-2023, môn tin học 10 - kntt  Đây là đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II - Năm học: 2022-2023, môn tin học 10 (Sách kết nối tri thức). Phần thực hành các em xem hướng dẫn giải chi tiết, phần trắc nghiệm các em đọc lướt qua các câu hỏi, sau đó nháy vào nút Bắt đầu làm bài để làm trắc nghiệm Online (nên làm nhiều lần để nhớ bài). Chúc các em ôn tập tốt!
I. PHẦN THỰC HÀNH
Bài 1: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím xâu s1 và xâu s2. Kiểm tra và cho biết xâu s1 có phải là xâu con của xâu s2 hay không?

Chương trình có thể như sau:

Bài 2: Viết chương trình nhập vào họ tên của một học sinh. Sau đó in ra màn hình dưới dạng: “Chào bạn <tên của học sinh>”.


Chương trình có thể như sau:

Bài 3: Viết chương trình nhập vào một xâu kí tự. Cho biết xâu vừa nhập có bao nhiêu từ?

Chương trình có thể như sau:

Bài 4: Viết chương trình nhập nhiều số (số nguyên hoặc số thực) từ bàn phím, các số cách nhau bởi dấu cách. Sau đó in ra màn hình tổng các số đã nhập.


Chương trình có thể như sau:

Bài 5: Viết chương trình nhập vào họ tên đầy đủ của người dùng, sau đó in thông báo tên và họ đệm của người đó.


Chương trình có thể như sau:

Bài 6: Viết chương trình kiểm tra xâu S có chứa chữ số hay không. Thông báo “S có chứa chữ số” hoặc “S không chứa chữ số nào”.


Chương trình có thể như sau:

Bài 7: Cho xâu kí tự “Hồng,Đào,Sim,Cúc,Lê,Lựu”. Em hãy viết chương trình chuyển đổi xâu kí tự đã cho thành “Hồng, Đào, Sim, Cúc, Lê, Lựu”.


Chương trình có thể như sau:


II. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tên biến nào dưới đây là hợp lệ trong Python?

         A. lop10                                                                     

          B. lop10@7

          C. 10a5                                                                      

          D. –lop-

Câu 2: Trong Python ta có thể gán biểu thức cho biến. Vậy câu lệnh gán biểu thức cho biến nào sau đây là đúng?

         A. <biến> = <biểu thức>                                     
          B. <biến> == <biểu thức>
         C. <biến> : <biểu thức>                                       
          D. <biến> := <biểu thức>
Câu 3: Ký tự đầu tiên của tên biến không thể bắt đầu bằng ký tự nào?
          A. Chữ số       
          B. Chữ cái in thường         
          C. Dấu gạch dưới “_”         
          D. Chữ cái in hoa
Câu 4: Tên biến nào sau đây là không hợp lệ?
         A. 10b1                                  
         B. tong
         C. lop10                                 
         D. trung_binh

Câu 5: Điền vào chỗ trống: …… là tên của một vùng nhớ dùng để lưu trữ giá trị (dữ liệu) và giá trị đó có thể được thay đổi khi thực hiện chương trình.

          A. Biến                                   

          B. Hằng                      

          C. Xâu kí tự               

          D. Kiểu số

Câu 6: Hãy chọn đáp án đúng cho kí hiệu  “//” là phép toán
          A. Chia lấy số nguyên                   
          B. Nhân                      
          C. Cộng                                               
          D. Chia lấy số dư
Câu 7: Chức năng của lệnh int( ) là gì?
          A. Chuyển đổi về số nguyên                  
          B. Chuyển đổi về số thực            
          C. Chuyển đổi về kiểu kí tự                    
          D. Chuyển đổi về kiểu logic

Câu 8: Lệnh nào dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong python?

          A. type( )                   

          B. int( )                       

          C. size( )                                 

          D. abs( )

Câu 9: Biểu thức sau có giá trị bằng bao nhiêu? 16 + 8/2 + 6%3 + 2*2**2
          A. 28               
          B. 30               
          C. 36               
          D. 38
Câu 10: Kết quả khi thực hiện câu lệnh sau: 10 - 5 ** 2 + 8//3 +2
          A. -11              
          B. -25              
          C. 2                  
          D. 4

Câu 11: Câu lệnh if nào sau đây viết đúng cú pháp trong ngôn ngữ lập trình Python?

        A.

        B.
        C.
        D.

Câu 12: Câu lệnh if-else nào sau đây viết đúng cú pháp trong ngôn ngữ lập trình Python?

        A.

        B.
        C.
        D.
Câu 13: Với cấu trúc rẽ nhánh if-else thì khối lệnh 2 được thực hiện khi nào?

        A. Khi biểu thức điều kiện cho giá trị False

        B. Khi khối lệnh 1 được thực hiện
        C. Khi biểu thức điều kiện cho giá trị True
        D. Khi biểu thức điều kiện viết sai cú pháp

Câu 14: Với cấu trúc rẽ nhánh if-else thì khối lệnh 1 được thực hiện khi nào?


        A. Khi biểu thức điều kiện cho giá trị True
        B. Khi khối lệnh 1 được thực hiện
        C. Khi biểu thức điều kiện cho giá trị False
        D. Khi biểu thức điều kiện viết sai cú pháp
Câu 15: Trong NNLT Python, đâu là cú pháp đúng của lệnh lặp với số lần biết trước for: 
        A.
        B.
        C.
        D.

Câu 16. i có ý nghĩa là gì trong đoạn chương trình sau:

        A. Biến đếm                                               

        B. Vùng giá trị
        C. Giá trị bắt đầu                                         
        D. Giá trị kết thúc
Câu 17. Trong đoạn chương trình sau, câu lệnh print được thực hiện bao nhiêu lần?

A. 4                           

B. 5                           

C. 6                           

D. 3

Câu 18. Trong đoạn chương trình sau, i sẽ nhận các giá trị nào?
        A. 1, 2, 3, 4                                      
        B. 0, 1, 2, 3, 4                        
        C. 1, 2, 3, 4, 5                        
        D. 1, 5
Câu 19: Trong ngôn ngữ lập trình Python, cho chương trình sau:

    Đâu là điều kiện trong câu lệnh lặp while?

         A. y<x              

         B. x= x-2                    
         C. x=8              
         D. y=2
Câu 20: Điều kiện sau while cho giá trị thuộc kiểu gì?

        A. Kiểu lôgic           

        B. Kiểu số nguyên               
        C. Kiểu số thực        
        D. Kiểu kí tự
Câu 21: Trong ngôn ngữ lập trình Python, cho chương trình sau:

    Khi y= 2, x= 8 thì điều kiện y < x cho giá trị logic nào?

         A. True

         B. False                       
         C. Yes              
         D. No

Câu 22: Trong ngôn ngữ lập trình Python, cho chương trình sau:

    Khi x, y = 3, 9 thì điều kiện y > x cho giá trị logic nào?

         A. True            

         B. False                       
         C. Yes              
         D. No

Câu 23: Phần tử đầu tiên trong kiểu dữ liệu danh sách (list) có chỉ số là?

         A. 0                              
         B. 1                              
         C.2                               
         D.3

Câu 24: Cho danh sách A, hàm len(A) cho giá trị:

         A. Số lượng phần tử trong danh sách A
         B. Phần tử đầu tiên trong danh sách A
         C. Xóa các phần tử của danh sách A
         D. Phần tử cuối cùng trong danh sách A

Câu 25: Cho dãy lệnh:

         B = [1.5, 2, “Python”, “List”, 0]

         print(B[0])

Thì kết quả in ra màn hình là:

         A. 1.5                           

         B. 2                              
         C. Python                   
         D. List

Câu 26: Cho dãy lệnh:

         A = [1.5, 2, “Python”, “List”, 0]

         print(A[3])

Thì kết quả in ra màn hình là:

         A. “List”                      

         B. 2                              
         C. Python                   
         D. 1.5

Câu 27: Để xoá một phần tử trong danh sách ta dùng lệnh:

         A. del                           
         B. delete                     
         C. len                           
         D. insert

Câu 28: Để thêm một phần tử vào cuối danh sách ta dùng lệnh:

         A. append                  
         B. delete                     
         C. len                           
         D. insert

Câu 29: Để tạo một danh sách rỗng, cách viết nào sau đây là đúng:

         A. a = [ ]                      
         B. a = [rỗng ]
         C. a = [ “ ” ]                
         D. a = [ 0 ]

Câu 30: Để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách hay không, ta dùng cú pháp nào sau đây?

         A. <giá trị> in <danh sách>

         B. <danh sách> in <giá trị>

         C. <giá trị> on <danh sách>

         D. <giá trị> insert <danh sách>

Câu 31: Trong Python, câu lệnh nào dùng để tính độ dài của xâu s?

         A. len(s)                     

         B. length(s)               

         C. s.len()                    

         D. s. length()

Câu 32: Có bao nhiêu xâu kí tự hợp lệ?

    1) “123_@##”

    2) “hoa hau”

    3) “346h7g84jd”

    4) python

    5) “01028475”

    6) 123456

 

         A. 4                  

         B. 5                  

         C. 6                  

         D. 3

Câu 33: Xâu “THPT Quốc Thái” có độ dài bằng bao nhiêu?

         A. 14                

         B. 15                

         C. 13                

         D. 12

Câu 34: Xâu “Xã Quốc Thái” có độ dài bằng bao nhiêu?

         A. 12                

         B. 15                

         C. 13                

         D. 14

Câu 35: Khi làm việc với xâu kí tự thì lệnh split() dùng để làm gì?

         A. Tách một xâu thành các từ và đưa vào danh sách
         B. Tách các số
         C. Tách các chỉ số
         D. Nối danh sách các xâu thành một xâu

Câu 36: Khi làm việc với xâu kí tự thì lệnh join() dùng để làm gì?

         A. Nối danh sách các xâu thành một xâu
         B. Tách các số
         C. Tách các chỉ số
         D. Tách một xâu thành các từ và đưa vào danh sách
Câu 37: Biểu thức logic sau đây cho giá trị gì?

        A. True         

        B. False                       
        C. Yes              
        D. No
Câu 38: Biểu thức logic sau đây cho giá trị gì?

        A. False        

        B. True           
        C. Yes              
        D. No
Câu 39: Cho đoạn chương trình sau, hãy cho biết kết quả thực hiện chương trình:

        A. “Chào bạn Nguyễn Quốc Thái”

        B. “Nguyễn Quốc Thái”
        C. “Chào bạn”
        D. “Chào bạn msg”
Câu 40: Cho đoạn chương trình sau, hãy cho biết kết quả thực hiện chương trình:

        A. 16             

        B. 27                
        C. 6                  
        D. Báo lỗi
Câu 41: Kết quả của đoạn chương trình sau là gì?

        A. Báo lỗi                

        B. 13                

        C. 6                  

        D. 16

Câu 42: Kết quả của đoạn chương trình sau là gì?

        A. 16             

        B. 13                
        C. 6                  
        D. Báo lỗi
Câu 43: Giá trị của a và b bằng bao nhiêu sau khi thực hiện chương trình?

        A. a, b = 1, 2                       

        B. a, b = 2, 4
        C. 16                                        
        D. Báo lỗi
Câu 44: Giá trị của n bằng bao nhiêu sau khi thực hiện chương trình?

        A. Báo lỗi                

        B. 0                  
        C. 16                
        D. 10
Câu 45: Khi chạy chương trình ta nhập 2.5 cho n sẽ thông báo lỗi. Em hãy cho biết chương trình sẽ thông báo lỗi thuộc loại nào?

        A. Lỗi ngoại lệ

        B. Lỗi cú pháp
        C. Lỗi lôgic
        D. Lỗi đặt tên
Câu 46: Đoạn chương trình sau mắc lỗi thuộc loại nào?

        A. Lỗi lôgic                                     

        B. Lỗi cú pháp
        C. Lỗi ngoại lệ                                  
        D. Lỗi đặt tên
Câu 47: Lệnh a[1.5] mắc phải lỗi ngoại lệ nào?

        A. TypeError                                 

        B. IndexError
        C. ValueError                                   
        D. SyntaxError
Câu 48: Lệnh int(“abc”) mắc phải lỗi ngoại lệ nào?

        A. ValueError                                

        B. IndexError
        C. TypeError                        
        D. SyntaxError
Câu 49: Lệnh “10”*3.5 mắc phải lỗi ngoại lệ nào?

        A. TypeError                                 

        B. IndexError
        C. ValueError                                   
        D. SyntaxError
Câu 50: Đoạn lệnh sau mắc phải lỗi ngoại lệ nào?

        A. NameError                               

        B. IndexError
        C. ValueError                                   
        D. SyntaxError


 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook