Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

ĐỀ KTGK II - NĂM HỌC: 2022-2023, MÔN TIN HỌC 10, ĐỀ SỐ 2 (KNTT)

Đề KTGK 2 - năm học 2022-2023, môn tin học 10, đề số 2 - kntt  Đây là đề kiểm tra giữa kỳ II - Năm học: 2022-2023, Môn: Tin học 10, đề số 2 (Sách kết nối tri thức). Đề thi gồm có hai phần, phần một viết chương trình Python theo yêu cầu, phần hai làm bài trắc nghiệm Online. Các em nháy chuột vào nút Bắt đầu làm bài ở cuối đề để làm bài trắc nghiệm Online nhé. Chúc các em làm bài tốt!
PHẦN I - TỰ LUẬN (5 điểm):
Cho A gồm các phần tử 19, 76, -5, 23, -7, -1, 45, 33, 22. Viết chương trình Python thực hiện các công việc sau:
 1. Khởi tạo danh sách A
 2. In ra màn hình phần tử cuối cùng của A
 3. Tính tổng các số chẵn có trong A
PHẦN II - TRẮC NGHIỆM (5 điểm):
Câu 1. Chức năng của lệnh float( ) là gì?

    A. Chuyển đổi về số thực             

    B. Chuyển đổi về số nguyên        

    C. Chuyển đổi về kiểu kí tự 

    D. Chuyển đổi về kiểu logic

Câu 2. Lệnh nào dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong python?

    A. type( )                             B. int( )                 C. size( )              D. abs( )

Câu 3. Hãy xác định giá trị của lệnh sau:

          >>> int(10 + 12)

    A. 22                    B. 10                    C. Báo lỗi            D. 12

Câu 4. Câu lệnh if nào sau đây viết đúng cú pháp trong ngôn ngữ lập trình Python?

    A. 

    B. 

    C.

    D.

Câu 5. Với cấu trúc rẽ nhánh if-else thì khối lệnh 2 được thực hiện khi nào?

    A. Khi biểu thức điều kiện cho giá trị False

    B. Khi khối lệnh 1 được thực hiện

    C. Khi biểu thức điều kiện cho giá trị True

    D. Khi biểu thức điều kiện đúng

Câu 6. Trong ngôn ngữ lập trình Python, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A, B, C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết Câu lệnh If thế nào cho đúng?

    A. if (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) :

<Khối lệnh>

    B. If A>0 AND B>0 and C>0 :

<Khối lệnh>

    C. If (A>0) OR (B>0) or (C>0) :

<Khối lệnh>

    D. IFA, B, C > 0 then:

<Khối lệnh>

Câu 7. i có ý nghĩa là gì trong đoạn chương trình sau: 

    A. Biến đếm                                             B. Vùng giá trị

    C. Giá trị bắt đầu                                     D. Giá trị kết thúc

Câu 8. Trong đoạn chương trình sau, câu lệnh print được thực hiện bao nhiêu lần?

    A. 5                B. 4                      C. 6                      D. 3

Câu 9. Với lệnh range(1, 5). Hãy cho biết các giá trị ta nhận được là:

    A. [1, 2, 3, 4]

    B. [1, 2, 3, 4, 5]

    C. [1, 5]

    D. [2, 3, 4]

Câu 10. Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp chưa biết trước?

    A. Học bài cho tới khi thuộc bài

    B. Ngày tắm hai lần

    C. Mỗi tuần đi nhà sách một lần

    D. Ngày đánh răng hai lần

Câu 11. Trong ngôn ngữ lập trình Python, cho chương trình sau:

    Với mỗi lần lặp nếu y vẫn còn bé hơn x thì x giảm đi mấy đơn vị?

    A. 2                  B. 4                      C. 6                      D. 8

Câu 12. Cho đoạn chương trình Python sau:

    Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu?

    A. 10                         B. 9                      C. 11                             D. 12

Câu 13. Phần tử đầu tiên trong kiểu dữ liệu danh sách (list) có chỉ số là?

    A. 0                            B. 1                      C.2                                D.3

Câu 14. Cho dãy lệnh:

    B = [1.5, 2, “Python”, “List”, 0]

    print(B[4])

    Thì kết quả in ra màn hình là:

    A. 0                            B. List                  C. Python                     D. 1

Câu 15. Cho dãy lệnh như hình thì kết quả in ra màn hình là gì?

    A. Là các phần tử của danh sách B trên cùng một dòng, mỗi phần tử cách nhau một dấu cách

    B. Là các phần tử của danh sách B trên cùng một dòng

    C. Là các phần tử của danh sách B, mỗi phần tử trên một dòng

    D. Là các phần tử của danh sách B, mỗi phần tử trên một dòng và được đặt trong dấu nháy kép

Câu 16. Cho dãy lệnh:

    Kết quả in ra màn hình là:

    A. 0 2 4                     B. 024                  C. 1 3 5                         D. 135

Câu 17. Để tạo một danh sách rỗng, cách viết nào sau đây là đúng:

    A. a = [ ]

    B. a = [rỗng ]

    C. a = [ “ ” ]

    D. a = [ 0 ]

Câu 18. Để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách hay không, ta dùng cú pháp nào sau đây?

    A. <giá trị> in <danh sách>

    B. <danh sách> in <giá trị>

    C. <giá trị> on <danh sách>

    D. <giá trị> insert <danh sách>

Câu 19. Kết quả của đoạn chương trình sau là gì?

    A. [1, 0, 'One', 9, 15, True, False]

    B. [1, 0, 'One', 9, 15, True, False]

    C. [0, 'One', 9, 15, 'Two', True, False]

    D. [1, 0, 'One', 9, 15, 'Two', True]

Câu 20. Đoạn chương trình sau cho kết quả là:

    A. [2, 10, 3, 4, 5]

    B. [2, 3, 4, 10,  5]

    C. [10, 2, 3, 4, 5]

    D. [2, 3, 4, 5, 10] 



 CÙNG CHUYÊN MỤC:

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook