Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 29 - NHẬN BIẾT LỖI CHƯƠNG TRÌNH (KNTT)

Bài 29. Nhận biết lỗi chương trình - kntt

KHỞI ĐỘNG (trang 141): Một chương tình hoàn chỉnh được mô tả như Hình 29.1: Tiếp nhận các dữ liệu đầu vào, xử lí theo yêu cầu bài toán và đưa ra kết quả đúng theo yêu cầu. Theo em nếu chương trình có lỗi, thì các lỗi này sẽ như thế nào và có thể ở đâu?

Gợi ý trả lời:

Nếu chương trình có lỗi thì các lỗi có thể là:

     - Lỗi khi có lệnh viết sai cú pháp hoặc sai cấu trúc ngôn ngữ python quy định. Chương trình sẽ lập tức dừng lại và thông báo lỗi Syntax Error.

     - Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh trong chương trình. Chương trình sẽ dừng lại và thông báo một mã lỗi. Lỗi ngoại lệ.

     - Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ nhưng kết quả đưa ra sai, không chính xác. Lỗi lôgic

1. NHẬN BIẾT LỖI CHƯƠNG TRÌNH

HOẠT ĐỘNG 1 (trang 141): Nhận biết và phân biệt một số loại lỗi chương trình

Quan sát các trường hợp chương trình gặp lỗi như sau, từ đó nhận biết và phân biệt một số loại lỗi của chương trình.

Gợi ý trả lời:

    - Syntax Error: Lỗi khi có lệnh viết sai cú pháp hoặc sai cấu trúc ngôn ngữ python quy định. Chương trình sẽ lập tức dừng lại và thông báo lỗi Syntax Error

    - Ngoại lệ: Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh trong chương trình có thể do người dùng nhập dữ liệu sai. Chương trình sẽ dừng lại và thông báo một mã lỗi. Lỗi ngoại lệ.

    - Lỗi lôgic: Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ nhưng kết quả đưa ra sai, không chính xác. 

CÂU HỎI (trang 142)

Câu hỏi 1: Khi gõ sai cú pháp một lệnh, chương trình sẽ dừng lại và báo lỗi, đó là loại lỗi gì?

Gợi ý trả lời:

     Khi gõ sai cú pháp một lệnh, chương trình sẽ dừng lại và báo lỗi, đó là loại lỗi Invalid Syntax Error.

Câu hỏi 2: Bài toán yêu cầu sắp xếp dãy số ban đầu thành dãy số tăng dần. Giả sử dãy số ban đầu là [3, 1, 8, 10, 0]. Kết quả thu được dãy [1, 3, 8, 10, 0]. Chương trình có lỗi không? Nếu có lỗi đó thuộc loại gì?

Gơi ý trả lời:

     -Chương trình có lỗi. Đó là lỗi lôgic: Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ nhưng kết quả đưa ra sai, không chính xác.

2. MỘT SỐ LỖI NGOẠI LỆ THƯỜNG GẶP

HOẠT ĐỘNG 2 (trang 143): Nhận biết một số lỗi ngoại lệ thường gặp

Đọc, thảo luận để nhận biết một số lỗi ngoại lệ thường gặp trong chương trình Python.

Gợi ý trả lời:

CÂU HỎI (trang 143): Hãy nêu mã ngoại lệ của mỗi lệnh sau nếu xảy ra lỗi.

     a) A[1.5]                                                 b) int(“abc”)

     c) “10”*3.5                                             d) 12 + x(10)

Gợi ý trả lời:

            a) A[1.5]: NameError

            b) int(“abc”): ValueError

            c) “10”*3.5: TypeError

            d) 12 + x(10): NameError

LUYỆN TẬP (trang 144)

Luyện tập 1: Các lệnh sau có sinh lỗi chương trình không? Nếu có thì mã lỗi là gì?

Gợi ý trả lời:

Các lệnh trên sinh lỗi:   

     -Lệnh 1: SyntaxError

      -Lệnh 2: TypeError

Luyện tập 2: Để tính giá trị trung bình của một danh sách số A người lập trình đã dùng lệnh sau để tính:

gttb = sum(A)/len(A)

Lệnh này có thể sinh lỗi ngoại lệ không? Nếu có thì những lỗi gì?

Gợi ý trả lời:

     - Lệnh trên có thể phát sinh lỗi: ZeroDivisionError nếu danh sách A rỗng. 

VẬN DỤNG (trang 144)

Vận dụng 1: Giả sử em được yêu cầu viết một chương trình nhập số tự nhiên n từ bàn phím, kết quả đưa ra là danh sách các ước số thực sự của n, tính cả 1 và không tính n. Hãy viết chương trình và kiểm tra các khả năng sinh lỗi khi thực hiện chương trình.

Gợi ý trả lời:

Các khả năng sinh lỗi của chương trình:

      - Số n nhập vào không phải là số tự nhiên.

      - Viết n = input(): lỗi chưa đổi kiểu dữ liệu.

      - Cho range (1, n + 1): khi đó, kết quả cho cả n.

Vận dụng 2: Em hãy viết một chương trình nhỏ để khi chạy sẽ sinh mã lỗi NameError.

Gợi ý trả lời:

    Khi chạy chương trình phát sinh lỗi:


Học, học nữa, học mãi.
Tiếp tục nghiên cứu để phát huy năng lực vốn có của mỗi người nhé!

CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1.
MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC Chủ đề 2.
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Chủ đề 3.
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Chủ đề 5.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Chủ đề 6.
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook