Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 26 - HÀM TRONG PYTHON (KNTT)

Bài 26. Hàm trong Python - kntt

KHỞI ĐỘNG (trang 127): Các chương trình giải những bài toán thực tế phức tạp thường có rất nhiều dòng lệnh, trong đó có không ít những khối lệnh tương ứng với một số thao tác được lặp đi lặp lại nhiều lần ở những vị trí khác nhau. Để đỡ công viết đi viết lại các khối lệnh đó, trong tổ chức chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao, người ta thường gom các khối lệnh như vậy thành những chương trình con. Khi đó, trong chương trình người ta chỉ cần thay cả khối lệnh bằng một lệnh gọi chương trình con tương ứng. Trong Python, các hàm chính là các chương trình con.

     Em có thể kể tên một số hàm trong số các lệnh đã học không? Các hàm đó có những đặc điểm chung gì?

Gợi ý trả lời:

     - Một số hàm trong số các lệnh đã học: str(), len(), int(), float(), print(),…

     - Đặc điểm chung: Các lệnh trên đều có dấu mở đóng ngoặc đi sau tên lệnh, bên trong ngoặc ghi thêm các tham số là các đại lượng, các biến hoặc biểu thức,…

1. MỘT SỐ HÀM THIẾT KẾ SẴN CỦA PYTHON

HOẠT ĐỘNG 1 (trang 127): Tìm hiểu một số hàm của Python

Quan sát một số câu lệnh trong bảng 26.1 và cho biết những câu lệnh có điểm chung gì.

Bảng 26.1. Một số lệnh trong Python

Gợi ý trả lời:

     - Điểm chung: các lệnh đều có các dấu mở đóng ngoặc đi sau tên lệnh.

CÂU HỎI (trang 128): Mô tả tham số và giá trị trả lại của mỗi hàm sau: float(), str(), len(), list().

Gợi ý trả lời:

     -float(): tham số là một xâu kí tự hoặc số nguyên và trả về giá trị số thực.

     -str(): tham số là các kiểu dữ liệu khác nhau và trả về xâu kí tự.

     -len(): tham số là danh sách hoặc xâu kí tự và trả về giá trị kiểu số nguyên.

     -list(): tham số là kiểu dữ liệu string, tuple,… và trả về kiểu danh sách.

2. THIẾT LẬP CÁC HÀM TỰ ĐỊNH NGHĨA

HOẠT ĐỘNG 2 (trang 128): Cách thiết lập hàm trong Python

Quan sát các ví dụ sau để biết cách viết hàm.

Gợi ý trả lời:

     -Cách viết: Hàm được định nghĩa bằng từ khoá def, theo sau là tên hàm (tên hàm sẽ theo quy tắc đặt tên định danh).

     -Hàm có thể có hoặc không có tham số. 

     -Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu “ : ” và viết lùi vào, thẳng hàng.

     -Hàm có thể có hoặc không có giá trị trả lại sau từ khoá return.

CÂU HỎI (trang 129): Quan sát các hàm sau, giải thích cách thiết lập và chức năng của mỗi hàm.

Gợi ý trả lời:

a) 

     - Cách thiết lập: Hàm được định nghĩa bằng từ khoá def, theo sau là tên hàm Nhap_xau(). Hàm không có tham số, khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu “ : ”. Hàm trả về giá trị msg.

     - Chức năng: Nhập và trả về một xâu kí tự.

b) 

     - Cách thiết lập: Hàm được định nghĩa bằng từ khoá def, theo sau là tên hàm Inday(n). Hàm có tham số, khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu “: ”. Hàm không có giá trị trả về.

     - Chức năng: Hiển thị ra màn hình một dãy số từ 0 tới n - 1

LUYỆN TẬP (trang 130)

Luyện tập 1: Viết hàm với tham số là số tự nhiên n in ra các số là ước nguyên tố của n.

     Gợi ý: Sử dụng hàm prime() trong phần thực hành.

Gợi ý trả lời:

Luyện tập 2: Viết hàm numbers(s) đếm số các chữ số có trong xâu s.

Ví dụ numbers(“0101abc”) = 4.

Gợi ý trả lời:

VẬN DỤNG (trang 130)

Vận dụng 1: Trong khi viết hàm có thể có nhiều lệnh return.

Quan sát hàm sau và giải thích ý nghĩa của những lệnh return. Hàm này có điểm gì khác so với hàm prime() đã được mô tả trong phần thực hành.

Gợi ý trả lời:

     - Ý nghĩa của các lệnh return: Trả về giá trị True hoặc False và thoát ra ngoài hàm ngay.

     - Hàm này tối ưu hơn so với hàm prime đã được mô tả trong phần thực hành do có thể trả về giá trị True hoặc False ngay mà không cần thực hiện hết các câu lệnh tới cuối.

Vận dụng 2: Viết chương trình yêu cầu nhập từ bàn phím một xâu kí tự, sau đó thông báo:

     - Tổng số các kí tự là chữ số của xâu.

     - Tổng số các kí tự là chữ cái tiếng Anh trong xâu.

Viết hàm cho mỗi yêu cầu trên.

Gợi ý trả lời:


Học, học nữa, học mãi.
Tiếp tục nghiên cứu để phát huy năng lực vốn có của mỗi người nhé!

CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1.
MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC Chủ đề 2.
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Chủ đề 3.
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Chủ đề 5.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Chủ đề 6.
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook