Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 24 - XÂU KÍ TỰ (KNTT)

Bài 24. Xâu kí tự - kntt

KHỞI ĐỘNG (trang 119): Em đã biết dữ liệu xâu kí tự (gọi tắt là xâu) từ Bài 16 và chúng ta có thể tạo các biến kiểu xâu kí tự theo nhiều cách khác nhau:

    Liệu có lệnh nào trích ra từng kí tự của một xâu kí tự? Đếm số kí tự của một xâu?

Gợi ý trả lời:

     -Lệnh trích ra từng kí tự của một xâu kí tự: thông qua chỉ số, bắt đầu từ 0 giống danh sách.

     -Đếm số kí tự của một xâu: lệnh len()

1. Xâu là một dãy các kí tự

HOẠT ĐỘNG 1 (trang 119): Tìm hiểu cấu trúc của xâu kí tự

Quan sát các ví dụ sau để biết cấu trúc xâu kí tự, so sánh với danh sách để biết sự khác nhau giữa xâu (string) và danh sách (list).

Gợi ý trả lời:

     -Xem ví dụ 1, ví dụ 2 (trang 119):

     - Cấu trúc xâu kí tự: xâu kí tự trong Python là dãy các kí tự Unicode.

     *So sánh xâu kí tự (string) với danh sách (list):

           +Giống nhau: Có thể truy cập từng kí tự qua chỉ số, chỉ số từ 0 đến độ dài len()–1

           +Khác nhau: Không thể thay đổi từng kí tự của xâu.

CÂU HỎI (trang 120)

Câu hỏi 1: Các xâu kí tự sau có hợp lệ không?

     a) “123&*()+-ABC”                                         b) “1010110&0101001”

     c) “Tây nguyên”                                               d) 11111111 = 256

Gợi ý trả lời:

     -Các xâu: a), b), c) hợp lệ.

     -Xâu: d) không hợp lệ vì không nằm trong cặp dấu nháy.

Câu hỏi 2: Mỗi xâu hợp lệ ở Câu 1 có độ dài bằng bao nhiêu?

Gợi ý trả lời:

     a) “123&*()+-ABC”: 12

     b) “1010110&0101001”: 15

     c) “Tây nguyên”: 10

2. Lệnh duyệt kí tự của xâu

HOẠT ĐỘNG 2 (trang 120): Tìm hiểu lệnh duyệt từng kí tự của xâu

Quan sát các lệnh sau để biết cách duyệt từng kí tự của xâu kí tự bằng lệnh for. Có hai cách duyệt, theo chỉ số và theo phần tử của xâu kí tự.

Gợi ý trả lời:

Có hai cách duyệt:

     - Duyệt theo chỉ số: biến i lần lượt chạy theo chỉ số của xâu kí tự s, từ 0 đến len(s) – 1. Kí tự tại chỉ số i là s[i].

     - Duyệt theo phần tử của xâu kí tự: biến ch sẽ được gán lần lượt các kí tự của xâu s từ đầu đến cuối.

CÂU HỎI (trang 121)

Câu hỏi 1: Sau khi thực hiện các lệnh sau, biến skq sẽ có giá trị bao nhiêu?

Gợi ý trả lời:

     Biến skq sẽ có giá trị là 173

Câu hỏi 2: Cho s1 = “abc”, s2 = “ababcabca”. Các biểu thức logic sau cho kết quả là đúng hay sai?

     a) s1 in s2                                                          b) s1 + s1 in s2

     c) “abcabca” in s2                                           d) “abc123” in s2

Gợi ý trả lời:

     a) s1 in s2: True                                  b) s1 + s1 in s2: True

     c) “abcabca” in s2: True                    d) “abc123” in s2: False

LUYỆN TẬP (trang 122)

Luyện tập 1: Cho xâu S, viết đoạn lệnh trích ra xâu con của S bao gồm ba kí tự đầu tiên của S.

Gợi ý trả lời:

Luyện tập 2: Viết chương trình kiểm tra xâu S có chứa chữ số không. Thông báo “S có chứa chữ số” hoặc “S không chứa chữ số nào”.

Gợi ý trả lời:

VẬN DỤNG (trang 122)

Vận dụng 1: Cho hai xâu s1, s2. Viết đoạn chương trình chèn xâu s1 vào giữa s2, tại vị trí len(s2)//2. In kết quả ra màn hình.

Gợi ý trả lời:

Vận dụng 2: Viết chương trình nhập số học sinh và họ tên học sinh. Sau đó đếm xem trong danh sách có bao nhiêu bạn tên là “Hương”.

Gợi ý: Sử dụng toán tử in để kiểm tra một xâu có là xâu con của một xâu khác.

Gợi ý trả lời:



Học, học nữa, học mãi.
Tiếp tục nghiên cứu để phát huy năng lực vốn có của mỗi người nhé!

CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1.
MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC Chủ đề 2.
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Chủ đề 3.
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Chủ đề 5.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Chủ đề 6.
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook