Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 19 - CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN IF (KNTT)

Bài 19. Câu lệnh điều kiện if - kntt

1. BIỂU THỨC LÔGIC

 - Trong Python, biểu thức lôgic là biểu thức chỉ nhận giá trị True (đúng) hoặc False (sai).
 - Biểu thức lôgic đơn giản nhất là các biểu thức so sánh số hoặc xâu kí tự.
 - Quan sát các lệnh sau để nhận biết kiểu dữ liệu lôgic.

Các phép so sánh giá trị số trong Python

 Các phép toán trên kiểu dữ liệu lôgic bao gồm phép and (và), or (hoặc) và not (phủ định). Bảng các phép toán lôgic như sau:

Ví dụ. Cho các lệnh sau và dự đoán giá trị của các biến lôgic a, b, c.

Giải thích: Ta có x = 10, z = 9 do x < 11 là đúng, z > 5 là đúng. Theo bảng phép toán and ta có b = x < 11 and z > 5 nhận giá trị đúng.
 Ta lại có: x > 15 sai (vì x = 10) nhưng y < 9 đúng (vì y = 5). Theo bảng phép toán or suy ra c = x > 15 or y < 9 nhận giá trị đúng.
 Cuối cùng, vì b là đúng nên a = not b sẽ nhận giá trị sai.

2. LỆNH IF

Câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu:

 Khi thực hiện lệnh, Python sẽ kiểm tra <điều kiện> nếu đúng thì thực hiện <khối lệnh>, ngược lại thì bỏ qua chuyển sang lệnh tiếp theo sau lệnh if.
Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ:

 Khi thực hiện lệnh, Python sẽ kiểm tra <điều kiện> nếu đúng thì thực hiện <khối lệnh 1>, ngược lại thì thực hiện <khối lệnh 2>.

 Ví dụ. Nếu a,b là hai số đã được tạo thì lệnh sau sẽ in ra giá trị tuyệt đối của hiệu hai số.

THỰC HÀNH

Các bài tập liên quan đến kiểu dữ liệu bool và lệnh if.

Nhiệm vụ 1. Viết chương trình nhập số tự nhiên n từ bàn phím. Sau đó thông báo số em đã nhập là số chẵn hay số lẻ phụ thuộc vào n là chẵn hay lẻ.
Hướng dẫn. Để kiểm tra một số tự nhiên n là chẵn hay lẻ, ta dùng phép toán lấy số dư n%2. Nếu số dư bằng 0 thì n là số chẵn, ngược lại n là số lẻ. Chương trình có thể như sau:

Nhiệm vụ 2. Giả sử giá điện sinh hoạt trong khu vực gia đình em ở được tính luỹ kế theo từng tháng như sau (giá tính theo từng kWh điện tiêu thụ).
 - Với mức điện tiêu thụ từ 0 đến 50 kWh, giá thành mỗi kWh là 1,578 nghìn đồng.
 - Với mức từ 51 đến 100, giá thành mỗi kWh là 1,734 nghìn đồng.
 - Từ mức 101 trở lên, giá thành mỗi kWh là 2,014 nghìn đồng.
 Viết chương trình nhập số điện tiêu thụ trong tháng của gia đình em và tính số tiền điện phải trả.
Hướng dẫn. Gọi k là số kWh điện tiêu thụ của gia đình em. Khi đó theo cách tính lũy kế trên chúng ta cần tính dựa trên các điều kiện sau:
 - Nếu k ≤ 50 thì số tiền cần trả là k x 1,678 nghìn đồng.
 - Nếu 50 < k ≤100 thì số tiền cần trả là 50 × 1,678 + (k - 50) × 1,734 nghìn đồng.
 - Nếu 100 < k thì số tiền cần trả là 50 × 1678 + 50 × 1,734 + ( k - 100) × 2,014 nghìn đồng.
 Chúng ta sử dụng lệnh round (t) để làm tròn số thực t.
Chương trình có thể như sau:

--- The end! ---


CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1.
MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC Chủ đề 2.
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Chủ đề 3.
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Chủ đề 5.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Chủ đề 6.
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook