Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 4 - HỆ NHỊ PHÂN VÀ DỮ LIỆU SỐ NGUYÊN (KNTT)

Bài 4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên - kntt
1. HỆ NHỊ PHÂN VÀ BIỂU DIỄN SỐ NGUYÊN
 a) Hệ nhị phân
 Tương tự như hệ thập phân, 2 có thể được dùng làm cơ số cho một hệ đếm gọi là hệ đếm cơ số 2 hay hệ nhị phân với các đặc điểm sau:
 - Chỉ dùng hai chữ số là 0 và 1, các chữ số 0 và 1 gọi là các chữ số nhị phân.
 - Mỗi số có thể biểu diễn bởi một dãy các chữ số nhị phân.
 - Trong biểu diễn số nhị phân, một chữ số ở một hàng sẽ có giá trị gấp 2 lần chính chữ số đó ở hàng liền kề bên phải. Vì vậy chữ số 1 ở vị trí thứ k kể từ phải sang trái sẽ mang giá trị là 2k-1.
 - Khi cần phân biệt số được biểu diễn trong hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới.
 - Ví dụ: 1910, hay 100112.
 b) Đổi biểu diễn số nguyên dương từ hệ thập phân sang hệ nhị phân
 - Giả sử cần đổi số tự nhiên N trong hệ thập phân sang số nhị phân có dạng dkdk-1 ... d1d0, nghĩa là cần tìm các số dk, dk-1,... , d1, d0 có giá trị bằng 0 hoặc 1 sao cho N = dk x 2k + dk-1 x 2k-1 + ... + d1 x 2 + d0.
 - Để tìm các số dk , dk-1,..., d1, d0, người ta chia liên tiếp N cho 2 để tìm số dư như minh hoạ việc đổi số 19 sang số nhị phân ở Hình 4.1.
 - Viết các số dư theo chiều từ dưới lên, ta được số nhị phân cần tìm:

1910 = 100112

 - Việc đổi số nhị phân có dạng dkdk-1 ... d1d0 sang số thập phân thực chất chỉ là việc tính tổng dk × 2k + dk-1 x 2k-1  +… + d1 × 2 + d0.
 Ví dụ:

11012 = 1 × 23 + 1 × 22 + 0 × 21 + 1 × 20 = 13.

 c) Biểu diễn số nguyên trong máy tính
 - Biểu diễn số nguyên không dấu chính là thể hiện của số trong hệ đếm cơ số 2. Khi được đưa vào bộ nhớ, tùy theo số nhỏ hay lớn mà có thể phải dùng một hay nhiều byte.
 - Ví dụ số 19 trong hệ đếm nhị phân có biểu diễn là 10011 chỉ cần một byte với ba bit 0 bổ sung thêm bên trái cho đủ 8 bit, nhưng số 62010 = 10011011002 sẽ phải sử dụng 2 byte và cần bổ sung thêm 6 bit 0 vào phía trái cho đủ 16 bit.
 - Đối với số nguyên có dấu, có một số cách mã hoá khác nhau như mã thuận, mã đảo - còn gọi là mã bù 1 và mã bù 2. Các cách mã hoá này đều dành ra một bit bên trái nhất để mã hoá dấu, dấu + được mã hoá bởi bit có giá trị bằng 0, dấu - được mã hoá bởi bit có giá trị bằng 1. Phần còn lại mã hoá giá trị tuyệt đối của số.
 - Ví dụ nếu biểu diễn số trong một byte, tách ra một bit dấu, số +1910 trong mã thuận sẽ có mã là 00010011, trong khi đó -1910 sẽ có mã là 10010011.
2. CÁC PHÉP TÍNH SỐ HỌC TRONG HỆ NHỊ PHÂN
 a) Bảng cộng và nhân trong hệ nhị phân
 b) Cộng hai số nhị phân
  Phép Cộng cũng được thực hiện tương tự như trong hệ thập phân, thực hiện từ phải sang trái.
 c) Nhân hai số nhị phân
  Phép nhân trong hệ nhị phân cũng được thực hiện tương tự như trong hệ thập phân.

--- The end! ---


CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1.
MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC Chủ đề 2.
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Chủ đề 3.
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Chủ đề 5.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Chủ đề 6.
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook