TÓM TẮT NỘI DUNG:
1. Thông tin và dữ liệu
a) Quá trình xử lí thông tin
b) Phân biệt dữ liệu và thông tin
2. Đơn vị lưu trữ dữ liệu
3. Lưu trữ, xử lí và truyền thông bằng thiết bị số
-Về lưu trữ:
-Về xử lí:
-Về truyền thông:
1. Thông tin và dữ liệu
a) Quá trình xử lí thông tin
b) Phân biệt dữ liệu và thông tin
2. Đơn vị lưu trữ dữ liệu
3. Lưu trữ, xử lí và truyền thông bằng thiết bị số
-Về lưu trữ:
-Về xử lí:
-Về truyền thông:
1. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
a) Quá trình xử lí thông tin
Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết. Như vậy thông tin gắn với quá trình nhận thức. Máy tính chỉ là công cụ hỗ trợ cho con người trong quá trình nhận thức.
Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu. Máy tính tiếp nhận dữ liệu thường theo hai cách:
- Cách 1. Từ thiết bị.
- Cách 2. Từ bàn phím do con người nhập.
Bước 2: Xử lí dữ liệu. Biến đổi dữ liệu trong bộ nhớ máy tính để tạo ra dữ liệu mới.
Bước 3: Đưa ra kết quả. Máy tính có thể đưa ra kết quả theo hai cách:
- Cách 1. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh,… mà con người có thể hiểu được. Như vậy dữ liệu đã được chuyển thành thông tin.
- Cách 2. Lưu dữ liệu lên một vật mang tin như thẻ nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một hoạt động xử lí khác.
Quá trình xử lí thông tin/dữ liệu được minh hoạ như Hình 1.1, đầu vào có thể là dữ liệu hoặc thông tin và đầu ra cũng có thể là dữ liệu hoặc thông tin.
Trong tin học, Dữ liệu là thông tin (âm thanh, hình ảnh, văn bản, số, …) đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được.
Trong máy tính, xử lí thông tin chính là xử lí dữ liệu.
b) Phân biệt dữ liệu và thông tin
Thông tin và dữ liệu độc lập tương đối với nhau:
- Có thể có nhiều loại dữ liệu khác nhau của một thông tin, bài ghi trong vở của trò, tệp bài soạn của cô hay video ghi lại tiết giảng đều là dữ liệu của một bài giảng.
- Nếu dữ liệu không đầy đủ thì không xác định được chính xác thông tin.
Ví dụ, dữ liệu “40 0C” trong một bộ dữ liệu về thời tiết mang thông tin “trời rất nóng” nhưng dữ liệu “40 0C” trong bộ dữ liệu bệnh án lại mang thông tin “sốt cao”.
=> Như vậy, thông tin có tính toàn vẹn, được hiểu đúng khi có đầy đủ dữ liệu, nếu thiếu dữ liệu thì có thể làm thông tin bị sai hoặc không xác định được.
- Với cùng một bộ dữ liệu, cách xử lí khác nhau có thể đem lại những thông tin khác nhau. Ví dụ, dữ liệu thời tiết một ngày nào đó có thể được tổng hợp theo vùng để biết phân bố lượng mưa trong ngày, nhưng cũng có thể xử lí để cho dự báo thời tiết ngày hôm sau.
- Việc xử lí các bộ dữ liệu khác nhau cũng có thể đưa đến cùng một thông tin. Ví dụ, xử lí dữ liệu về băng tan ở Bắc Cực hay cường độ bão ở vùng nhiệt đới đều có thể dẫn đến kết luận về sự nóng lên của Trái Đất.
2. ĐƠN VỊ LƯU TRỮ DỮ LIỆU
Máy tính không truy cập trong bộ nhớ tới từng bit mà truy cập theo từng nhóm bit. Nghĩa gốc của “byte” là một đơn vị dữ liệu dưới dạng một dãy các bit có độ dài nhỏ nhất có thể truy cập được.
Các máy tính ngày nay đều tổ chức bộ nhớ trong thành những đơn vị lưu trữ có độ dài bằng bội của byte như 2, 4 hay 8 byte. Byte là đơn vị đo lượng lưu trữ dữ liệu (thường được gọi là đơn vị lưu trữ thông tin).
Các đơn vị đo dữ liệu hơn kém nhau 210 = 1024 lần.
3. LƯU TRỮ, XỬ LÍ VÀ TRUYỀN THÔNG BẰNG THIẾT BỊ SỐ
Thẻ nhớ, bộ thu phát wifi, máy tính xách tay là các thiết bị số. Đồng hồ cơ, đĩa hát ghi các bài hát đều không dùng dữ liệu số.
Về lưu trữ:
- Có thể lưu trữ một lượng thông tin rất lớn trong một thiết bị nhớ gọn nhẹ với chi phí thấp.
Ví dụ: Một đĩa cứng khoảng 2 TB, có thể chứa một khối lượng thông tin ngang với một thư viện sách của một trường đại học.
- Lưu trữ thông tin trên thiết bị số còn giúp cho việc tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng.
Về xử lí:
- Máy tính xử lí thông tin với tốc độ nhanh và chính xác. Tốc độ xử lí ngày càng được nâng cao. Một máy tính cỡ trung bình ngày nay có thể thực hiện vài chục tỉ phép tính một giây. Thậm chí, một số siêu máy tính trên thế giới đã đạt tốc độ tính toán lên tới hàng trăm triệu tỉ phép tính số học trong một giây.
- Máy tính thực hiện tính toán nhanh, cho kết quả chính xác và ổn định.
Về truyền thông:
- Xem phim qua Internet, tương tác với nhau qua mạng xã hội “một cách tức thời”.
- Các gia đình có thể sở hữu các đường cáp quang với tốc độ vài chục Mb/s, tương đương với vài triệu kí tự một giây.
a) Quá trình xử lí thông tin
Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết. Như vậy thông tin gắn với quá trình nhận thức. Máy tính chỉ là công cụ hỗ trợ cho con người trong quá trình nhận thức.
Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu. Máy tính tiếp nhận dữ liệu thường theo hai cách:
- Cách 1. Từ thiết bị.
- Cách 2. Từ bàn phím do con người nhập.
Bước 2: Xử lí dữ liệu. Biến đổi dữ liệu trong bộ nhớ máy tính để tạo ra dữ liệu mới.
Bước 3: Đưa ra kết quả. Máy tính có thể đưa ra kết quả theo hai cách:
- Cách 1. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh,… mà con người có thể hiểu được. Như vậy dữ liệu đã được chuyển thành thông tin.
- Cách 2. Lưu dữ liệu lên một vật mang tin như thẻ nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một hoạt động xử lí khác.
Quá trình xử lí thông tin/dữ liệu được minh hoạ như Hình 1.1, đầu vào có thể là dữ liệu hoặc thông tin và đầu ra cũng có thể là dữ liệu hoặc thông tin.
Trong tin học, Dữ liệu là thông tin (âm thanh, hình ảnh, văn bản, số, …) đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được.
Trong máy tính, xử lí thông tin chính là xử lí dữ liệu.
b) Phân biệt dữ liệu và thông tin
Thông tin và dữ liệu độc lập tương đối với nhau:
- Có thể có nhiều loại dữ liệu khác nhau của một thông tin, bài ghi trong vở của trò, tệp bài soạn của cô hay video ghi lại tiết giảng đều là dữ liệu của một bài giảng.
- Nếu dữ liệu không đầy đủ thì không xác định được chính xác thông tin.
Ví dụ, dữ liệu “40 0C” trong một bộ dữ liệu về thời tiết mang thông tin “trời rất nóng” nhưng dữ liệu “40 0C” trong bộ dữ liệu bệnh án lại mang thông tin “sốt cao”.
=> Như vậy, thông tin có tính toàn vẹn, được hiểu đúng khi có đầy đủ dữ liệu, nếu thiếu dữ liệu thì có thể làm thông tin bị sai hoặc không xác định được.
- Với cùng một bộ dữ liệu, cách xử lí khác nhau có thể đem lại những thông tin khác nhau. Ví dụ, dữ liệu thời tiết một ngày nào đó có thể được tổng hợp theo vùng để biết phân bố lượng mưa trong ngày, nhưng cũng có thể xử lí để cho dự báo thời tiết ngày hôm sau.
- Việc xử lí các bộ dữ liệu khác nhau cũng có thể đưa đến cùng một thông tin. Ví dụ, xử lí dữ liệu về băng tan ở Bắc Cực hay cường độ bão ở vùng nhiệt đới đều có thể dẫn đến kết luận về sự nóng lên của Trái Đất.
2. ĐƠN VỊ LƯU TRỮ DỮ LIỆU
Máy tính không truy cập trong bộ nhớ tới từng bit mà truy cập theo từng nhóm bit. Nghĩa gốc của “byte” là một đơn vị dữ liệu dưới dạng một dãy các bit có độ dài nhỏ nhất có thể truy cập được.
Các máy tính ngày nay đều tổ chức bộ nhớ trong thành những đơn vị lưu trữ có độ dài bằng bội của byte như 2, 4 hay 8 byte. Byte là đơn vị đo lượng lưu trữ dữ liệu (thường được gọi là đơn vị lưu trữ thông tin).
Các đơn vị đo dữ liệu hơn kém nhau 210 = 1024 lần.
3. LƯU TRỮ, XỬ LÍ VÀ TRUYỀN THÔNG BẰNG THIẾT BỊ SỐ
Thẻ nhớ, bộ thu phát wifi, máy tính xách tay là các thiết bị số. Đồng hồ cơ, đĩa hát ghi các bài hát đều không dùng dữ liệu số.
Về lưu trữ:
- Có thể lưu trữ một lượng thông tin rất lớn trong một thiết bị nhớ gọn nhẹ với chi phí thấp.
Ví dụ: Một đĩa cứng khoảng 2 TB, có thể chứa một khối lượng thông tin ngang với một thư viện sách của một trường đại học.
- Lưu trữ thông tin trên thiết bị số còn giúp cho việc tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng.
Về xử lí:
- Máy tính xử lí thông tin với tốc độ nhanh và chính xác. Tốc độ xử lí ngày càng được nâng cao. Một máy tính cỡ trung bình ngày nay có thể thực hiện vài chục tỉ phép tính một giây. Thậm chí, một số siêu máy tính trên thế giới đã đạt tốc độ tính toán lên tới hàng trăm triệu tỉ phép tính số học trong một giây.
- Máy tính thực hiện tính toán nhanh, cho kết quả chính xác và ổn định.
Về truyền thông:
- Xem phim qua Internet, tương tác với nhau qua mạng xã hội “một cách tức thời”.
- Các gia đình có thể sở hữu các đường cáp quang với tốc độ vài chục Mb/s, tương đương với vài triệu kí tự một giây.
--- The end! ---
CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1.MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
Bài 1. Thông tin và xử lí thông tin
Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Bài 3. Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Bài 4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Bài 5. Dữ liệu lôgic
Bài 6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
Bài 7. Thực hành sử dụng thiết bị thông dụng
Chủ đề 2.Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Bài 3. Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Bài 4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Bài 5. Dữ liệu lôgic
Bài 6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
Bài 7. Thực hành sử dụng thiết bị thông dụng
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 8. Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
Bài 9. An toàn trên không gian mạng
Bài 10. Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
Chủ đề 3.Bài 9. An toàn trên không gian mạng
Bài 10. Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Bài 12. Phần mềm thiết kế đồ hoạ
Bài 13. Bổ sung đối tượng đồ hoạ
Bài 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Bài 15. Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ
Chủ đề 5.Bài 13. Bổ sung đối tượng đồ hoạ
Bài 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Bài 15. Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Bài 16. Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python
Bài 17. Biến và lệnh gán
Bài 18. Các lệnh vào ra đơn giản
Bài 19. Câu lệnh điều kiện if
Bài 20. Câu lệnh lặp for
Bài 21. Câu lệnh lặp while
Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách
Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Bài 24. Xâu kí tự
Bài 25. Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Bài 26. Hàm trong Python
Bài 27. Tham số của hàm
Bài 28. Phạm vi của biến
Bài 29. Nhận biết lỗi chương trình
Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản
Bài 32. Ôn tập lập trình Python
Chủ đề 6.Bài 17. Biến và lệnh gán
Bài 18. Các lệnh vào ra đơn giản
Bài 19. Câu lệnh điều kiện if
Bài 20. Câu lệnh lặp for
Bài 21. Câu lệnh lặp while
Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách
Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Bài 24. Xâu kí tự
Bài 25. Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Bài 26. Hàm trong Python
Bài 27. Tham số của hàm
Bài 28. Phạm vi của biến
Bài 29. Nhận biết lỗi chương trình
Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản
Bài 32. Ôn tập lập trình Python
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC
CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN: