Khởi động (trang 28): Trong tin học, âm thanh và hình ảnh là hai trong các dạng thông tin quan trọng của đa phương tiện (multimedia) mà con người có thể tiếp nhận qua các giác quan. Những thông tin này được lưu trong máy tính như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Những thông tin này được lưu trong máy tính
dưới dạng các bit.
Hoạt
động 1 (trang 28): Bản chất của âm thanh
Âm thanh số được tạo ra bằng cách lấy mẫu
biên độ tín hiệu của sóng âm theo chu kì lấy mẫu. Chu kì lấy mẫu càng nhỏ,
thang lấy mẫu càng chi tiết, âm thanh càng trung thực nhưng cần nhiều không
gian lưu trữ.
Câu hỏi 1 (trang 29): Khi số hoá âm thanh, chu kì lấy
mẫu tăng thì lượng thông tin lưu trữ tăng hay giảm?
Gợi ý trả lời:
Khi số hoá âm thanh, chu kì lấy mẫu tăng,
thì lượng thông tin lưu trữ giảm.
Chu kì lấy mẫu và không gian lưu trữ là 2
đại lượng tỉ lệ nghịch.
Câu hỏi 2 (trang 29): Tốc độ bit 128 Kb/s (còn được gọi
là Kbps) nghĩa là gì?
Gợi ý trả lời:
-Kbps là viết
tắt của từ Kilo bit per second.
-128 Kb/s nghĩa là mỗi giây có 128 000 bit
được truyền đi.
Hoạt
động 2 (trang 30): Tạo màu như thế nào?
Ảnh màu thường theo hệ RGB. Mỗi điểm ảnh
được mã hoá bởi 24 bit. Mỗi màu cơ bản sử dụng 8 bit để mô tả sắc độ từ 0 (đen)
đến 255 (màu đậm nhất).
Câu hỏi 1 (trang 31): Hình ảnh trên màn hình máy tính
sử dụng hệ màu nào?
A. Đỏ - Lam – Vàng (RBY)
B. Đỏ - Lục – Lam (RGB)
C. Xanh lơ – Hồng sẫm – Vàng – Đen (CMYK)
D. Cả A, B, C
Gợi ý trả lời:
Đáp án B
Câu hỏi 2 (trang 32): Điều nào sai khi nói về ảnh định
dạng “.jpeg”
A. Kích thước tệp nhỏ, giảm được chi phí
lưu trữ.
B. Kích thước tệp nhỏ nên khi dùng với web
tải về nhanh hơn.
C. Tuy kích thước giảm đáng kể so với ảnh
bitmap nhưng chất lượng ảnh đủ tốt.
D. Công nghệ web không dùng được với các
định ảnh khác với “.jpeg”
Gợi ý trả lời:
Đáp án D
Công nghệ web có thể sử dụng được nhiều
định dạng ảnh như “.jpg”, “.jpeg”, “.gif”, “.png”,…
Luyện tập
(trang 32):
1. Ảnh
đen trắng chỉ có hai màu sắc là đen và trắng, tương đương độ sâu màu là 1.
2.
- 650MB = 650 x 1024 =
665600KB
- 665600KB = 665600
x 8 = 5324800Kb
- 5324800/1411 = 3774 s
=62,9 phút
Một
đĩa nhạc CD có dung lượng 650 MB có thể nghe được trong vòng 62,9 phút.
Vận dụng
(trang 32):
1. Có
nhiều website cung cấp dịch vụ nhạc số. Một số trang cho phép tải nhạc về máy.
Khi tải nhạc thường có gợi ý lựa chọn 128 Kbps, 320 Kbps hay Lossless (Hình
6.10). Em hãy giải thích ý nghĩa của những lựa chọn đó.
2.
Sử dụng phần mềm Paint có sẵn trong Windows mở một hình, sau đó chọn lệnh Save
As. Phần mềm sẽ hỏi lưu ảnh dưới định dạng nào trong các định dạng “.png”,
“.jpeg”, “.bmp” và “.gif”. Hãy lưu tệp với bốn định dạng trong cùng một thư mục
và so sánh độ lớn của các tệp.
Gợi ý trả lời:
1.
- 128 Kbps có thông số truyền tải dữ liệu
yêu cầu máy tính xử lý là 128000 bit/giây.
- 320 Kbps có thông số truyền tải dữ liệu
yêu cầu máy tính xử lý là 320000 bit/giây.
- Lossless có thể hiểu đơn giản
là một file nhạc chất lượng cao. Hiểu sâu hơn, Lossless là một dạng âm thanh số
( âm thanh được mã hóa số). Người ta làm ra dạng âm thanh số này bằng cách lấy
âm thanh gốc rồi loại bỏ các dữ liệu (bit) không cần thiết.
2. Sử dụng phần mềm Paint, vẽ hình và lưu tệp với
bốn định dạng cùng một thư mục ta thấy độ lớn của các tệp như sau: “.bmp” >
“.png” > “.jpeg” > “.gif”
Tiếp tục nghiên cứu để phát huy năng lực vốn có của mỗi người nhé!
MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Bài 3. Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Bài 4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Bài 5. Dữ liệu lôgic
Bài 6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
Bài 7. Thực hành sử dụng thiết bị thông dụng
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 9. An toàn trên không gian mạng
Bài 10. Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Bài 13. Bổ sung đối tượng đồ hoạ
Bài 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Bài 15. Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Bài 17. Biến và lệnh gán
Bài 18. Các lệnh vào ra đơn giản
Bài 19. Câu lệnh điều kiện if
Bài 20. Câu lệnh lặp for
Bài 21. Câu lệnh lặp while
Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách
Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Bài 24. Xâu kí tự
Bài 25. Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Bài 26. Hàm trong Python
Bài 27. Tham số của hàm
Bài 28. Phạm vi của biến
Bài 29. Nhận biết lỗi chương trình
Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản
Bài 32. Ôn tập lập trình Python
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC