Ctrl + phóng to trang web
Ctrl - thu nhỏ trang web

Thầy cô kiến thức thâm sâu
Học sinh chăm chỉ bước đầu thành công.

BÀI 5 - DỮ LIỆU LÔGIC (KNTT)

Bài 5. Dữ liệu lôgic - kntt

Khởi động (trang 24): 

Gợi ý trả lời:

     Các phép tính: AND, OR, NOT,..

Hoạt động 1 (trang 24): Đúng hay sai?

     Dự báo thời tiết cho biết “Ngày mai trời lạnh và có mưa”. Thực tế thì không phải khi nào dự báo thời tiết cũng đúng. Có bốn trường hợp có thể xảy ra như Bảng 5.1, trường hợp nào dự báo là đúng? Trường hợp nào dự báo là sai?

Gợi ý trả lời:

     - Trường hợp 1 dự báo đúng.

     - Trường hợp 2, 3, 4 dự báo sai.

Câu hỏi 1 (trang 26): Cho mệnh đề p là “Hùng khéo tay”, q là “Hùng chăm chỉ”. Em hãy diễn giải bằng lời các mệnh đề “p AND NOT q”; “p OR q” và đề xuất một hoàn cảnh thích hợp để phát biểu cho các mệnh đề đó. Ví dụ, mệnh đề “NOT p” nghĩa là “Hùng không khéo tay”.

Gợi ý trả lời:

     -“p AND NOT q”: “Hùng khéo tay và Hùng không chăm chỉ”.

     -“p OR q”: “Hùng khéo tay hoặc Hùng chăm chỉ”.

Câu hỏi 2 (trang 26): Cho Bảng 5.3 như sau. Phương án nào có kết quả sai?

Bảng 5.3. Giá trị của biểu thức logic p AND NOT q

Phương án

p

q

p AND NOT q

A.

0

1

0

B.

1

0

1

C.

0

0

1

D.

1

1

0

Gợi ý trả lời:

     Phương án có kết quả sai là phương án C

     Vì q = 0 Þ NOT q = 1

     Vậy 0 AND NOT 1 phải có kết quả là 0

Câu hỏi (trang 27): Em hãy tìm một vài ví dụ về thông tin có hai giá trị đối lập, có thể quy về kiểu logic.

Gợi ý trả lời:

     -Ví dụ 1: Đèn sáng và đèn tắt: 1 và 0

     -Ví dụ 2: Ban ngày và ban đêm: 1 và 0

Luyện tập

Gợi ý trả lời:

1.

2. Nếu p = 1 thì NOT p = 0 và ngược lại.

     1 AND 0 = 0 , 0 AND 1 = 0 Þ luôn luôn bằng 0

     1 OR 0 = 1, 0 OR 1 = 1 Þ luôn luôn bằng 1

Vận dụng

Vận dụng (trang 27): Trong mạch điện có các công tắc và bóng đèn, ta quy ước các công tắc đóng thể hiện giá trị lôgic 1 và công tắc mở thể hiện giá trị lôgic 0; đèn sáng thể hiện giá trị logic 1 còn đèn tắt thể hiện giá trị logic 0.

a) Cho một mạch điện nối tiếp có hai công tắc K1 và K2, nối với một bóng đèn như Hình 5.5. Giá trị lôgic của đèn được tính qua giá trị lôgic của các công tắc K1 và K2 như thế nào?

b) Cho mạch điện mắc song song như Hình 5.6. Giá trị lôgic của đèn được tính qua giá trị lôgic của các công tắc K1 và K2 như thế nào?

Gợi ý trả lời:

a) 

 Đèn chỉ sáng khi cả hai công tắc cùng đóng. 

b) 

⇒ Đèn chỉ tắt khi cả hai công tắc cùng mở.
Học, học nữa, học mãi.
Tiếp tục nghiên cứu để phát huy năng lực vốn có của mỗi người nhé!

CÙNG CHUYÊN MỤC:
Chủ đề 1.
MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC Chủ đề 2.
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Chủ đề 3.
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Chủ đề 5.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Chủ đề 6.
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

 CÁC CHUYÊN MỤC LIÊN QUAN:
☎ TIN HỌC 10-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 11-KẾT NỐI TRI THỨC
☎ TIN HỌC 12-KẾT NỐI TRI THỨC

Tổng số lượt xem

Chăm chỉ chiến thắng tài năng
khi tài năng không chịu chăm chỉ.

- Tim Notke -

Bản quyền
Liên hệ
Chat Zalo
Chat Facebook