Khởi động (trang 20):
Trong hệ thập phân, mỗi số có thể
được phân tích thành tổng các luỹ thừa của 10 với hệ số của mỗi số hạng chính
là các chữ số tương ứng của số đó. Ví dụ số 513 có thể viết thành: 5 x 102 +
1 x 101 + 3 x 100
Ta cũng có thể phân tích một số thành tổng
các luỹ thừa của 2, chẳng hạn 13 có thể viết thành: 1 x 23 + 1
x 22 + 0 x 21 + 1 x 20 với các
hệ số chỉ là 0 hoặc 1
Khi
đó, có thể thể hiện 13 bởi 1101 được không? Em hãy cho biết việc thể hiện giá
trị của một số bằng dãy bit có lợi gì.
Gợi ý trả lời:
- Số 13 có thể được biểu diễn là 1101 bởi
vì mỗi số đều có thể biểu diễn theo hệ nhị phân.
-
Lợi ích: Máy tính hiểu và dễ dàng thực hiện.
Hoạt
động 1 (trang 20): Biểu diễn một số dưới dạng tổng luỹ thừa của 2
Em hãy viết số 19 thành một tổng các luỹ
thừa của 2.
Gợi ý: hãy lập danh sách các luỹ thừa của 2
như 16, 8, 4, 2, 1 và tách dần khỏi 19 cho đến hết.
Gợi ý trả lời:
19 = 1 x 24 + 0 x 23 +
0 x 22 + 1 x 21 + 1 x 20
Câu hỏi 1 (trang 21): Em hãy đổi các số sau từ hệ thập
phân sang hệ nhị phân.
a) 13 b)
155 c)
76
Gợi ý trả lời:
a)
13=1×23+1×22+0×21+1×20 = 1101 b)
76=1×26+0×25+0×24+1×23+1×22+0×21+0×20 ⇒ 1001100
Câu hỏi 2 (trang 21): Em hãy đổi các số sau từ hệ nhị
phân sang hệ thập phân.
a)110011 b)
10011011 c)
1001110
Gợi ý trả lời:
a) 1×25+1×24+0×23+0×22+1×21+1×20
= 51
b) 1×27+0×26+0×25+1×24+1×23+0×22+1×21+1×20=155
c) 1×26+0×25+0×24+1×23+1×22+1×21+0×20=78
2. Các phép tính số học trong hệ
nhị phân
Hoạt động 1 (trang 22): Phép tính trong
hệ nhị phân
Hãy chuyển các toán hạng của hai phép tính sau ra hệ nhị phân để
chuẩn bị kiểm tra kết quả thực hiện các phép toán trong hệ nhị phân. (Ví dụ 3 +
4 = 7 sẽ được chuyển dạng thành 11 + 100 = 111).
a) 26 + 27 = 53 b)
5 × 7 = 35
Gợi ý trả lời:
a) 11010 + 11011 = 110101
b) 0101 × 0111= 100011
Câu
hỏi (trang 23): Hãy thực hiện các phép tính sau trong hệ nhị phân:
a) 101101 + 11001 b) 100111 × 1011
Gợi ý trả lời:
a) 101101 + 11001 = 1000110
b) 100111 × 1011 = 110101101
Luyện tập
Thực
hiện tính toán trên máy tính luôn theo quy trình sau:
1. Hãy
thực hiện các phép tính sau đây theo quy trình Hình 4.4.
a) 125 + 17 b)
250 + 175 c) 75 + 112
2.
Em hãy thực hiện phép tính sau đây theo quy trình Hình 4.4
a) 15 × 6 b)
11 × 9 c) 125
× 4
Gợi ý trả lời:
1.
a) 01111101 + 00010001 = 10001110 ⇒ 142
b) 11111010 + 10101111 = 110101001 ⇒ 425
c) 1001011 + 1110000 = 10111011 ⇒ 187
2.
a) 1111 × 0110 = 1011010 ⇒ 90
b) 1011 × 1001 = 1100011 ⇒ 99
c) 1111101 × 100 = 111110100 ⇒ 500
Vận dụng
Vận
dụng 1 (trang 23): Em hãy tìm hiểu trên Internet hoặc các tài liệu khác
cách đổi phần thập phân của một số trong hệ thập phân sang hệ đếm nhị phân.
Gợi ý trả lời:
Đối với phần lẻ của số thập phân, số lẻ
được nhân với 2. Phần nguyên của kết quả sẽ là bit nhị phân, phần lẻ của kết
quả lại tiếp tục nhân 2 cho đến khi phần lẻ của kết quả bằng 0.
Ví
dụ: Chuyển số 0,625 sang hệ nhị phân
0,625 × 2 = 1,25 = 1,25 (lấy
số 1), phần lẻ 0,25
0,25 × 2 = 0,5 = 0,5 (lấy
số 0), phần lẻ 0,5
0,5 × 2 = 1,0 = 1.0 (lấy
số 1), phần lẻ 0,0
Vận dụng 2 (trang 23): Em hãy tìm hiểu mã bù
2 với hai nội dung:
a) Mã bù 2 được lập như thế nào?
b) Mã bù 2 được dùng để làm gì?
Gợi ý trả lời:
a). Một số bù 2 có được do đảo tất cả các
bit có trong số nhị phân (đổi 1 thành 0 và ngược lại) rồi cộng thêm 1 vào kết
quả vừa đạt được.
Ví
dụ: số nguyên −5 ở hệ thập phân được biểu diễn trong máy tính theo phương
pháp bù 2 như sau (với mẫu 8 bit):
- Bước
1: xác định số nguyên 5 ở hệ thập phân được biểu diễn trong máy tính là:
0000 0101.
- Bước
2: đảo tất cả các bit nhận được ở bước 1. Kết quả sau khi đảo là: 1111
1010.
- Bước
3: cộng thêm 1 vào kết quả thu được ở bước 2: kết quả sau khi cộng: 1111
1011.
- Bước
4: vì là biểu diễn số âm nên bit bên trái cùng luôn giữ là 1.
Vậy với phương pháp bù 2, số −5 ở hệ thập
phân được biểu diễn trong máy tính như sau: 1111 1011.
Tiếp tục nghiên cứu để phát huy năng lực vốn có của mỗi người nhé!
MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Bài 3. Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Bài 4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Bài 5. Dữ liệu lôgic
Bài 6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
Bài 7. Thực hành sử dụng thiết bị thông dụng
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 9. An toàn trên không gian mạng
Bài 10. Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Bài 13. Bổ sung đối tượng đồ hoạ
Bài 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Bài 15. Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Bài 17. Biến và lệnh gán
Bài 18. Các lệnh vào ra đơn giản
Bài 19. Câu lệnh điều kiện if
Bài 20. Câu lệnh lặp for
Bài 21. Câu lệnh lặp while
Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách
Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Bài 24. Xâu kí tự
Bài 25. Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Bài 26. Hàm trong Python
Bài 27. Tham số của hàm
Bài 28. Phạm vi của biến
Bài 29. Nhận biết lỗi chương trình
Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản
Bài 32. Ôn tập lập trình Python
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC