Khởi động (trang 11): Chúng ta từng nghe rất nhiều thứ gắn với từ “smart” như “smart TV”, “smart phone”, “smart watch”,… Đó là tên gọi của các thiết bị thông minh. Máy tính xách tay có phải thiết bị thông minh không?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thiết bị thông
minh và vai trò của chúng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Gợi ý trả lời:
- Máy tính xách tay là một thiết bị thông
minh vì nó có kết nối với các thiết bị khác để trao đổi dữ liệu.
Hoạt động 1 (trang 11): Nhận biết thiết bị thông minh
Gợi ý trả lời:
Thiết
bị thông minh: b) điện thoại di động, c) Camera kết nối Internet
Vì chúng có khả năng kết nối với các thiết
bị khác một cách tự động thông qua mạng không dây như bluetoooth, wifi,…để tiếp
nhận, xử lí và trao đổi dữ liệu.
Câu hỏi 1 (trang 13): Thiết
bị nào trong Hình 2.3 là thiết bị thông minh? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
-
Thiết bị thông minh là: a).Cân điện
tử
b).Đồng hồ kết nối với điện thoại qua bluetooth
- Vì:
các thiết bị trên có thể hoạt động tự chủ không cần sự can thiệp của con người,
tự thích ứng với hoàn cảnh và có khả năng kết nối với các thiết bị khác để trao
đổi dữ liệu.
Câu
hỏi 2 (trang 13): Ngoài các thiết bị nêu trong bài, nhà em có những
thiết bị thông minh nào?
Gợi ý trả lời:
Các thiết bị thông minh khác như: laptop, camera,
ipad, smart fan, …
Hoạt động 2 (trang 13): Vai trò của tin học đối với xã hội
Cuộc
sống sẽ thay đổi như thế nào nếu không có máy tính và các thiết bị thông minh?
Gợi ý trả lời:
Nếu
không có máy tính và các thiết bị thông minh thì cuộc sống sẽ:
- Thiếu tiện nghi hiện đại.
- Thực hiện công việc tốn nhiều thời gian,
chi phí hơn.
- Thực hiện nhiều công việc nguy hiểm hơn.
Câu
hỏi 1 (trang 15): Tin học đã giúp gì em trong học tập?
Gợi ý trả lời:
Tin
học giúp em khá nhiều trong học tập như:
- Quản lí quỹ thời gian, thời khoá biểu,
lịch trình của mình thông qua các phần mềm quản lí.
- Tra cứu nội dung học tập trên Internet.
- Thực hiện tính toán nhanh hơn với các
phần mềm điện tử.
- Soạn thảo văn bản thay cho viết tay.
- Học online, trực tuyến không cần đi xa, …
- Trao đổi với bạn bè, thầy cô thông qua
mạng xã hội.
Câu
hỏi 2 (trang 15): Em hãy cho ví dụ về một số ứng dụng trực tuyến.
Gợi ý trả lời:
Một
số ứng dụng trực tuyến như: Facebook, Zalo, Google Meet,…
Luyện
tập
Luyện
tập 1 (trang 15): Thiết bị thông minh nào có thể nhận dạng hình ảnh?
Gợi ý trả lời:
Các thiết bị thông minh có thể nhận dạng
hình ảnh như: Smart Phone, Laptop, Camera , ...
Luyện
tập 2 (trang 15): Các phần mềm tin học văn phòng đã trở thành các phần
mềm được dùng nhiều nhất. Em hãy nêu tác dụng của các phần mềm tin học văn
phòng?
Gợi ý trả lời:
Tác
dụng của các phần mềm tin học văn phòng:
- Soạn thảo văn bản.
- Tính toán.
- Tạo các bài trình chiếu,
…
Vận
dụng
Vận
dụng (1 trang 15): Các hệ thống giám sát giao thông nhờ các camera thông
minh đang được triển khai ở các thành phố. Hãy truy cập Internet, tìm hiểu về
cách kết nối các thiết bị thông minh trong các hệ thống đó. Nêu lợi ích của hệ
thống.
Gợi ý trả lời:
- Cách kết nối:
Camera giám sát giao thông được nối với các
sợi dây quang chôn ngầm dưới đất hay thậm chí được đặt ngay dưới đường. Thiết
bị này được nối trực tiếp với một trung tâm kiểm tra truyền tải hình ảnh tại đó
và có thể liên lạc trực tuyến để xử lý những vụ tai nạn hay những sự cố khi
cần.
- Lợi ích:
+ Làm việc xuyên suốt.
+ Giảm chi phí, thời gian.
+ Tăng năng suất lao động.
Vận
dụng 2 (trang 15): Xe tự hành được xem là một thành tựu điển hình của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với xe tự hành, người dân không cần sở hữu xe
cá nhân, muốn đi lại chỉ cần đặt xe qua Internet. Hãy tìm hiểu lợi ích của xe
tự hành giúp hạn chế ô nhiễm, ùn tắc giao thông và giảm chi phí.
Gợi ý trả lời:
Lợi ích của xe tự hành:
- Lưu lượng giao thông có thể hiệu quả hơn
và tiêu tốn ít nhiên liệu hơn. Bởi khi những chiếc xe được lái tự động, tai nạn
do nguyên nhân từ phía con người sẽ khó xảy ra hơn, tình trạng ùn tắc giao
thông vì thế cũng ít diễn ra hơn.
- Ngoài ra, khi số xe taxi tự lái tăng
lên, lượng xe lưu thông trên đường sẽ giảm đi, tình trạng tắc đường nói
chung sẽ giảm.
Tiếp tục nghiên cứu để phát huy năng lực vốn có của mỗi người nhé!
MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Bài 3. Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Bài 4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Bài 5. Dữ liệu lôgic
Bài 6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
Bài 7. Thực hành sử dụng thiết bị thông dụng
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 9. An toàn trên không gian mạng
Bài 10. Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Bài 13. Bổ sung đối tượng đồ hoạ
Bài 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Bài 15. Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Bài 17. Biến và lệnh gán
Bài 18. Các lệnh vào ra đơn giản
Bài 19. Câu lệnh điều kiện if
Bài 20. Câu lệnh lặp for
Bài 21. Câu lệnh lặp while
Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách
Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Bài 24. Xâu kí tự
Bài 25. Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Bài 26. Hàm trong Python
Bài 27. Tham số của hàm
Bài 28. Phạm vi của biến
Bài 29. Nhận biết lỗi chương trình
Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản
Bài 32. Ôn tập lập trình Python
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC