Khởi động (trang 6):
Tin học được định nghĩa là khoa học nghiên
cứu các phương pháp và quá trình xử lí thông tin tự động bằng các phương tiện
kĩ thuật, chủ yếu bằng máy tính.
Chúng ta đã biết ở lớp dưới, thông tin được
biểu diễn trong máy tính bằng các dãy bit (gồm các kí hiệu 0, 1), máy tính xử
lí dữ liệu là các dãy bit trong bộ nhớ. Vậy dữ liệu và thông tin khác nhau như
thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Thông tin là tất cả những gì mang lại cho
chúng ta hiểu biết.
- Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy
tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được.
- Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu. Dữ liệu
là các yếu tố thể hiện, xác định thông tin.
Hoạt động 1 (trang 7): Có
thể đồng nhất thông tin với dữ liệu được không?
Có các ý kiến như sau về dữ liệu của một
bài giảng môn Ngữ Văn:
An: Bài ghi trong vở của em là dữ liệu.
Minh: Tệp bài soạn bằng Word của cô giáo là
dữ liệu.
Khoa: Dữ liệu là tệp video ghi lại tiết
giảng của cô giáo.
Theo em, bạn nào nói đúng?
Gợi ý trả lời:
Cả ba bạn đều nói đúng, do có thể có nhiều loại dữ liệu khác nhau của một thông tin bài giảng.
Câu
hỏi 1 (trang 8): Em hãy cho một ví dụ về thông tin có nhiều cách thể
hiện khác nhau.
Gợi ý trả lời:
Ví
dụ: Thông thường ở những nơi công cộng thì không được hút thuốc. Cùng một
thông tin cấm hút thuốc nhưng được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau như các
hình bên dưới:
Gợi ý trả lời:
Dữ liệu “39oC” trong bộ dữ liệu
về thời tiết mang thông tin “trời rất nóng”, nhưng trong bộ dữ liệu bệnh án lại
mang thông tin “sốt cao”. Thông tin có tính toàn vẹn, nếu dữ liệu không đầy đủ
thì không xác định được chính xác thông tin hoặc làm sai lệch thông tin.
Câu hỏi 1 (trang 8): Định nghĩa nào về Byte là đúng?
A. là một kí
tự.
B. Là
đơn vị dữ liệu 8 bit.
C.
Là đơn vị đo tốc độ của máy tính. D.
Là một dãy 8 chữ số.
Gợi ý trả
lời:
Đáp
án B. Byte là đơn vị dữ liệu 8 bit
Câu hỏi 2 (trang 8): Quy đổi các lượng tin sau ra KB:
a)
3MB b)
2GB c)
2048B
Gợi ý trả lời:
a). 3MB = 3x210KB = 3072KB
b). 2GB = 2x220KB = 2 x 1024 x 1024 = 2 097 152 KB
c). 2048B = 2048 : 1024 = 2KB
Hoạt động 2 (trang 9): Thiết bị số và ưu điểm của thiết bị số
1.
Các thiết bị làm việc với thông tin số như lưu trữ, truyền dữ liệu hay xử lí
thông tin số đều được gọi là thiết bị số.
Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào là thiết bị số? Nếu thiết bị không
thuộc loại số thì thiết bị số tương ứng với nó (nếu có) là gì?
2.
Hãy so sánh thiết bị không phụ thuộc loại số ở Hình 1.2 với thiết bị số tương
ứng.
Gợi ý trả lời:
1.
- Các
thiết bị số: bộ thu phát wifi, thẻ nhớ, máy tính xách tay
- Các
thiết bị không thuộc thiết bị số: đồng hồ, quạt điện cơ
- Các
thiết bị tương ứng là: Đồng hồ - đồng hồ thông minh (apple watch), quạt điện cơ - quạt điện cơ thông minh (smart fan)
2. So
sánh thiết bị không phụ thuộc loại số ở Hình 1.2 với thiết bị số tương ứng:
Đồng
hồ - đồng hồ thông minh (apple watch), quạt điện cơ – quạt điện cơ thông minh
(smart fan)
- Giống
nhau: đều thực hiện các chức năng cơ bản như báo giờ, tạo gió làm mát.
- Khác
nhau:
+ Các thiết bị số có năng suất rất
cao so với thiết bị thông thường.
+ Thực hiện tự động, chính xác.
+ Tiện lợi hơn: có thể kết nối
bluetooth với điện thoại, lắp sim độc lập, hẹn giờ, gió mát tự nhiên, tạo
ion làm sạch không khí, phun sương, điều khiển từ xa…
Câu hỏi 1 (trang
10): Em hãy so sánh việc gửi thư theo đường bưu điện và gửi thư điện
tử.
Gợi ý trả lời:
- Giống nhau: Đều nhằm chuyển thư tới người nhận
- Khác nhau:
Câu hỏi 2 (trang 10): Giả sử để số hóa một cuốn
sách kể cả văn bản và hình ảnh cần khối lượng dữ liệu khoảng 50MB. Thư viện của
trường có khoảng 2000 cuốn sách. Nếu số hoá thì cần khoảng bao nhiêu GB để lưu
trữ? Có thể chứa nội dung đó trong thẻ nhớ 256GB hay không?
Gợi ý trả lời:
-1 cuốn sách có khối lượng dữ liệu là 50MB
-Vậy 2000 cuốn sách có khối lượng dữ liệu là 50 x 2.000 = 100.000MB
-Nếu số hoá thì cần khoảng 100GB để lưu trữ (100.000MB tương
đương 97,7GB)
⇒ Có thể chứa được trong thẻ nhớ 256 GB
Luyện tập
Luyện tập 1 (trang 10): Từ dữ liệu điểm các môn học
của học sinh, có thể rút ra những thông tin gì. Mô tả sơ bộ xử lí để ra một
thông tin trong số đó.
Gợi ý trả lời:
-Từ dữ liệu điểm các môn
học của học sinh, có thể rút ra thông tin: Học lực của học sinh, chất lượng học
tập của từng lớp.
Mô tả: Từ điểm từng môn ⇒ Điểm TBC của từng học sinh ⇒ Thông tin về học lực của học sinh.
Luyện tập 2 (trang 10): Hình 1.3 là danh sách các
tệp ảnh lấy ra từ thẻ nhớ của một máy ảnh số. Em hãy tính toán một thẻ nhớ 16GB
có thể chứa được tối đa bao nhiêu ảnh tính theo độ lớn trung bình của ảnh?
Gợi ý trả lời:
-Độ lớn trung bình
của ảnh là: (10 144 + 9 888 + 10 016 + 9 440)/4 = 9 872KB
-16 GB = 16 x 220
KB = 16 777 216 KB
-16 777 216 / 9 872 » 1699
⇒ Vậy thẻ nhớ 16 GB có thể chứa tối đa 1699 ảnh
Vận dụng
Vận dụng 1 (trang 10): Trong thẻ căn
cước công dân có gắn chip thông tin về số căn cước, họ tên, ngày sinh, giới
tính, quê quán, … được in trên thẻ để đọc trực tiếp. Ngoài ra, các thông tin ấy
còn được mã hoá trong QR code và ghi vào chip nhớ. Theo em điều đó có lợi gì?
Gợi ý trả lời:
Một số lợi ích tiêu biểu:
- Lưu nhiều dữ liệu hơn.
- Truy xuất thông tin
nhanh và tiện lợi hơn.
- Thông tin chính xác và
bảo mật hơn.
Vận dụng 2 (trang 10): Hãy tìm hiểu và
mô tả vai trò của thiết bị số trong việc làm thay đổi cơ bản việc chụp ảnh?
Gợi ý trả lời:
Vai
trò của thiết bị số trong việc làm thay đổi cơ bản việc chụp ảnh:
Sau khi ghi hình từ cảm biến máy ảnh kỹ thuật số và đi qua bộ khuếch đại,
hình ảnh sẽ được chuyển đổi thành dữ liệu kỹ thuật số. Đây là nhiệm vụ của bộ chuyển
đổi tương tự số (analog-to-digital converter). Hầu hết các máy ảnh hiện đại
chuyển đổi thành16 bit nhưng chỉ sử dụng 14 bit, và 2 bit kia cho phép linh
hoạt hơn trong quá trình xử lý hậu kỳ và lọc. Trong đó, 14 bit tương ứng với
16.384 pixel, chứng tỏ hình ảnh có nhiều màu và cho dải màu rộng lớn trong máy
ảnh kỹ thuật số hiện đại. Dữ liệu pixel này tiến hành xử lý hình ảnh. Bộ xử lý
thực hiện một số thuật toán, lọc, gỡ lỗi và nén nếu chúng ta chọn hình thức lưu
ảnh dưới dạng jpg. Hình ảnh cuối cùng sau đó được ghi vào thẻ của máy ảnh.
Tiếp tục nghiên cứu để phát huy năng lực vốn có của mỗi người nhé!
MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
Bài 2. Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Bài 3. Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Bài 4. Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Bài 5. Dữ liệu lôgic
Bài 6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh
Bài 7. Thực hành sử dụng thiết bị thông dụng
MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 9. An toàn trên không gian mạng
Bài 10. Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet
ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Chủ đề 4.
ỨNG DỤNG TIN HỌC
Bài 13. Bổ sung đối tượng đồ hoạ
Bài 14. Làm việc với đối tượng đường và văn bản
Bài 15. Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Bài 17. Biến và lệnh gán
Bài 18. Các lệnh vào ra đơn giản
Bài 19. Câu lệnh điều kiện if
Bài 20. Câu lệnh lặp for
Bài 21. Câu lệnh lặp while
Bài 22. Kiểu dữ liệu danh sách
Bài 23. Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Bài 24. Xâu kí tự
Bài 25. Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Bài 26. Hàm trong Python
Bài 27. Tham số của hàm
Bài 28. Phạm vi của biến
Bài 29. Nhận biết lỗi chương trình
Bài 30. Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Bài 31. Thực hành viết chương trình đơn giản
Bài 32. Ôn tập lập trình Python
HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC