Kiểu dữ liệu chuỗi (string) là một trong các kiểu dữ liệu phổ biến trong python. Các ký tự kiểu chuỗi trong python nằm trong cặp dấu nháy đơn hoặc kép. Ví dụ: “Chào các bạn” và ‘Chào các bạn’ là tương đương nhau.
1.Gán
chuỗi cho một biến
Cú pháp:
ten biến chuỗi =
“Nội dung chuỗi”
Ví dụ: a = “Xin chào!”
print(a)
Khi
chạy chương trình có kết quả là Xin chào
trong đó: a là tên biến chuỗi
Xin
chào là nội dung chuỗi
2.Chỉ
số (index) của chuỗi trong python
Chỉ
số (index) của chuỗi trong python được
đánh số bắt đầu từ 0 và từ trái sang phải.
Ví dụ 1: a
= “Hello”
Ví
dụ 2:
a=
“Hello”
print(a[1])
Chạy
chương trình có kết quả là: e
Ví dụ 3:
a=
“Hello”
print(a[0:3])
Chạy
chương trình có kết quả là: Hel
Giải thích:
Ví
dụ 4:
a=
“Hello”
print(a[3:5])
Chạy
chương trình có kết quả là: lo
Giải thích:
Vậy cú pháp là:
tên biến chuỗi
[i : j]
trong đó: i là vị trí bắt đầu, j là vị trí kết thúc
-Nếu muốn in chuỗi theo vị trí cách khoảng
ta dùng cú pháp:
tên biến chuỗi
[i : j : k]
trong đó: i là vị
trí bắt đầu, j là vị trí kết thúc, k là bước nhảy
Ví dụ 5:
s = '1234567abcde'
print(s[1:5:2])
==> Chạy chương trình có kết quả là: 24
Ví dụ 6:
s = '1234567abcde'
print(s[6:0:-1])
Chạy
chương trình có kết quả là: 765432
-Nếu muốn in chuỗi theo chiều ngược lại ta
dùng cú pháp:
tên biến chuỗi [
: : -1]
Viết như thế là vị trí bắt đầu i không có,vị
trí kết j cũng không có. Nghĩa là lấy toàn bộ chuỗi, k=-1 là lấy theo chiều ngược
lại
3.Tách
và gộp chuỗi trong python
-Tách chuỗi:
<tên biến chuỗi>.split()
Ví dụ: s= “Hà Hàm Hồ”
print(s.split())
Chạy chương trình có kết quả là: [“Hà”,
“Hàm”, “Hồ”]
-Gộp chuỗi:
<kí
tự nối>.join(<tên biến chuỗi>)
Ví dụ: s = [“Trình”, “Trịnh”,
“Trọng”]
print(“-”.join(s))
Chạy
chương trình có kết quả là: Trình-Trịnh-Trọng
4.Một
số phương thức thường dùng trong chuỗi
-<tên biến
chuỗi>.title() dùng để chuyển các kí tự đầu của mỗi từ trong chuỗi thành
chữ in hoa.
Ví dụ: a= “hello, bạn hồ ham hố!”
print(a.title())
==> Chạy chương trình có kết quả là: Hello, Bạn Hồ
Ham Hố!
-<tên biến
chuỗi>.upper() dùng để chuyển tất cả các kí tự trong
chuỗi thành chữ in hoa.
Ví dụ: a= “Hello, bạn Ngô Ngạo Nghễ!”
print(a.upper())
==>
Chạy chương trình có kết quả là: HELLO, BẠN NGÔ NGẠO NGHỄ
-<tên biến
chuỗi>.lower() dùng để chuyển tất cả các kí tự trong chuỗi thành
chữ thường.
Ví dụ: a= “Hello, bạn Lê La Liệt!”
print(a.lower())
==> Chạy chương trình có kết quả
là: hello, bạn lê la liệt
5.Một
số ví dụ áp dụng
Ví dụ 1: Viết chương trình nhập vào họ
tên, tuổi, địa chỉ của một người. In ra màn hình sau bao nhiêu năm nữa người đó
sẽ được 100 tuổi.
Khi
chạy chương trình:
-Chú
ý lệnh print() ở dòng 5 là dùng để xuống dòng cho đẹp chương trình chứ không ảnh
hưởng đến kết quả chương trình.
Ví dụ 2: Viết chương
trình nhập họ tên của hai người và đưa ra màn hình họ tên dài hơn, nếu bằng
nhau thì đưa ra họ tên nhập sau.
Khi
chạy chương trình:
Ví dụ 3.
Viết chương trình nhập vào một chuỗi từ bàn phím và đếm số lượng từ có trong
chuỗi.
Khi
chạy chương trình:
KẾT
LUẬN
Trong
kiểu dữ liệu chuỗi, khi nhập từ bàn phím không cần phải ép kiểu giống như kiểu
dữ liệu số nguyên và kiểu dữ liệu số thực.
-Trong
kiểu dữ liệu số nguyên:
a=int(input())
-Trong
kiểu dữ liệu số thực:
a=float(input())
-Trong
kiểu dữ liệu chuỗi
a=input()
Xem video lý thuyết bài 9-Kiểu dữ liệu chuỗi (string) và hàm range