I. Nhắc lại
1.
Kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang.
2.
Một số qui tắc gõ văn bản
-Các dấu ngắt câu như dấu chấm (.), dấu
phẩy (,), dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi
(?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau
đó vẫn còn nội dung;
-Các dấu mở ngoặc: (, [, {, < và các dấu
mở nháy: ‘, “ phải được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.
-Tương tự, các dấu đóng ngoặc: ), ], },
> và các dấu đóng nháy: ’, ” phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng
của từ ngay trước đó.
-Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để
phân cách.
-Giữa các đoạn cũng chỉ xuống dòng bằng một
lần nhấn phím Enter.
-Không được sử dụng các kí tự trống ở đầu
dòng để căn lề.
3.
Các thao tác biên tập trong văn bản.
-Chọn
đối tượng (Select): trước khi tác động đến đối tượng nào thì cần phải chọn
(đánh dấu) đối tượng đó.
-Sao
chép (Copy): Sao chép nội dung được chọn vào bộ nhớ đệm.
-Cắt
(Cut): Lưu nội dung được chon vào bộ nhớ đệm đồng thời xoá nội dung đó ra khỏi
văn bản hiện thời.
-Dán
(Paste): Lấy nội dung từ bộ nhớ đệm ra và chèn (dán) vào văn bản từ vị trí con
trỏ hiện thời.
-Thao
tác nhanh: Chọn văn bản bằng bàn phím.
4.
Soạn thảo văn bản bằng chữ Việt.
-Chương
trình hỗ trợ gõ chữ Việt: Unikey, Vietkey.
-Chọn
một số phông chữ Việt thích hợp: Times new roman, Arial, .VnTime,…
II.
Các chế độ hiển thị văn bản trên màn hình
Để hiển thị văn bản trên màn hình
ta làm như sau:
-Nháy
View và chọn các chế độ hiển thị:
+Print
Layout (bố trí trang): Sử dụng nhiều nhất.
+Full
Screen Reading (Toàn màn hình): Hiển thị văn bản toàn màn hình.
+Web
Layout: Hiển thị giống trang web.
+Outline
(Dàn bài): Xem cấu trúc của một văn bản.